Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Có bịt được "lỗ hổng" trong đấu thầu thuốc?

Được nhìn nhận là một mặt hàng đặc thù, có ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người dân, mặt hàng thuốc chữa bệnh đã được dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) dành hẳn một chương trong tổng số 13 chương, 97 điều để quy định cụ thể về việc đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế.

Đây cũng là nội dung thu hút được phần lớn ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội chiều 30/10.

Tránh làm bóng hồ sơ thầu

Là đại biểu (ĐB) bấm nút khá sớm, ĐB Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) dẫn giải về sự cần thiết của dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Đó là quy định đối với thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp trong hồ sơ mời thầu, phải quy định rõ nhà thầu không được chào các loại thuốc nhập khẩu.

Bà Đinh Thị Phương Lan - Đại biểu QH tỉnh Quảng Ngãi

Trường hợp các cơ sở y tế ngoài công lập không chọn áp dụng quy định của Luật Đấu thầu đối với mua thuốc sử dụng vốn nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế thì cơ sở y tế chỉ được thanh toán theo đúng mặt hàng và đơn giá thuốc đã trúng thầu của các cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh trên cùng địa bàn.

Tuy nhiên, theo ĐB Lan, lộ trình tất yếu khi thực hiện giá thuốc theo giá thị trường là ban hành song song 2 quy chế: đấu thầu và đàm phán giá mà dự thảo Luật quy định có thể dẫn đến hệ lụy đại bộ phận dân cư, người có thu nhập thấp có nguy cơ không bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản. Vì vậy, dự án Luật sửa đổi này cần phải có thêm quy định cụ thể dành cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý, điều tiết giá thuốc theo thị trường.

Cũng theo ĐB này, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần xét yếu tố năng lực của nhà thầu (không chỉ thầu các mặt hàng thuốc) trước khi cộng điểm ưu đãi, tránh trường hợp làm bóng hồ sơ dự thầu để được cộng điểm ưu tiên nhưng không đủ năng lực, nhân lực, phương tiện thực hiện dự án.

Riêng về trách nhiệm hủy thầu, dự thảo quy định quá chung chung, rất khó thực hiện xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm luật về đấu thầu. Để đảm bảo tính khả thi, ĐB Lan đề nghị cần quy định cụ thể về đền bù những chi phí gì, tỷ lệ giá trị đền bù như thế nào hoặc giao cho Chính phủ quy định cụ thể về nội dung này.

Tại Điểm e, Khoản 1 quy định "chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa xây lắp hỗn hợp, gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển", ĐB Lan đề nghị tách riêng quy định chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và quy định chỉ định thầu đối với gói xây lắp hỗn hợp, nhằm tránh sự chồng chéo, lẫn lộn của các nhà thầu.

Còn với ĐB Nguyễn Phạm Ý Nhi (Hà Nội) thì, cơ chế "xin - cho" có thể sẽ xuất hiện trong đấu thầu thuốc tập trung cho loại thuốc theo danh mục Bộ Y tế ban hành. Vì vậy, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) phải làm rõ các quy định đấu thầu tập trung được thực hiện ở 3 cấp trung ương - khu vực - địa phương. Mỗi cấp lại có một đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ kiểm soát độc lập để tránh tính đặc quyền và đặc lợi.

Ngoài ra, ĐB Nhi cũng băn khoăn khi đấu thầu thuốc tập trung sẽ nảy sinh nhiều vấn đề như phương pháp chấm điểm thiếu công bằng, quy mô cung ứng thuốc quá lớn mà các doanh nghiệp dược nếu có trúng thầu cũng khó cung ứng kịp thời, nếu không nói là doanh nghiệp có thể bỏ cuộc giữa chừng thì nguy cơ thiếu thuốc cao. Những điều này, dự thảo Luật lần này phải làm rõ.

Chọn nhà thầu có đạo đức

Chỉ tiếp bất cập và nguy cơ tiêu cực từ đấu thầu thuốc, ĐB Phạm Văn Tiên (Tiền Giang) cho hay, hàng chục năm nay giá thuốc luôn tồn tại một nghịch lý: Được mua từ tiền ngân sách nhưng giá thuốc trong bệnh viện luôn cao hơn giá thị trường. Và ai là người kiểm soát về giá, chủng loại thuốc chi trả theo thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cũng không biết nữa. Người dân chỉ thấy rằng, cứ mỗi lần báo chí nêu về giá, thì lại thấy cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) "lẽo đẽo chạy theo" để giải trình. Đấy là điều không ổn?!

Lo lắng giá thuốc trong bệnh viện cao hơn thị trường của người dân là có cơ sở 

(Ảnh minh họa)

Vì vậy, ĐB Tiên kiến nghị, dự thảo Luật phải quy định rõ trách nhiệm của BHXH có quyền không chi trả tiền thuốc theo thẻ BHYT nếu giá cao hơn giá thị trường. BHXH phải là Chủ tịch của Hội đồng tư vấn kiểm soát về giá thuốc bởi họ mới là cơ quan chi tiền. "Tất cả nhằm chấm dứt tình trạng Bộ Y tế "đá" trách nhiệm sang cho Bộ Tài chính như hiện nay" - ĐB Tiên phân tích.

Còn với ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), để bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu thuốc gây nhiều hiện tượng tiêu cực thì yêu cầu độc lập về pháp lý, tài chính và có kinh nghiệm ít nhất 3 năm đối với các nhà thầu là rất quan trọng.

Điều này cũng hạn chế tình trạng nhà thầu có quá nhiều dự án đấu thầu và quá sức đối với dự án đấu thầu, ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình sau này. Ngoài ra cũng cần thiết kế riêng một chương hoặc một mục quy định về đấu thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế tiêu hao, do tính chất đặc thù và quan trọng của các mặt hàng này.

ĐB Tuyết đề nghị có chính sách ưu đãi trong đấu thầu thuốc đối với các nhà thầu sản xuất thuốc trong nước; nhà thầu phải có tâm, đạo đức. Quan điểm này cũng được ĐB Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) và ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) đồng tình.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu: Để ngăn ngừa chỉ định thầu tràn lan, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ quy định hạn mức chỉ định thầu cụ thể như sau: Không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn và không quá 200 triệu đồng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên. Ngoài ra, cấm hành vi chia nhỏ dự án thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu từ các nhà thầu.

Từ khoá: thu nhập thấp người dân hàng hóa bhxh bão bảo hiểm xã hội bộ tài chính trách nhiệm gia hỗn hợp thiếu công bằng nhà thầu mua sắm thị trường dịch vụ quỹ bảo hiểm quy định dự thảo bảo hiểm nguy cơ

Đấu thầu thuốc lại làm "nóng" nghị trường

VOV.VN -Ngoài 1 điểm mới là đàm phán giá và đấu thầu tập trung, các qui định còn lại chưa tháo gỡ được những vướng mắc lâu nay.

Gần 15 năm qua, vấn đề giá thuốc các bệnh viện và đặc biệt gần đây giá thuốc đấu thầu, bảo hiểm y tế các bệnh viện vẫn là điểm nóng trên nghị trường Quốc hội cũng như của dư luận xã hội. Vì giá thầu thuốc cao hơn giá thị trường và giá khấp khểnh giữa các tỉnh, các bệnh viện trong một tỉnh.

Để khắc phục tình trạng này, trong thảo luận ở tổ, hội trường và các hội thảo lấy ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, một số ý kiến đề nghị thiết kế riêng một Chương hoặc một Mục quy định về đấu thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế tiêu hao, do tính chất đặc thù và quan trọng của các mặt hàng này; đề nghị có chính sách ưu đãi trong đấu thầu thuốc đối với các nhà thầu sản xuất thuốc trong nước.

Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp thu và đã quy định một Mục riêng về đấu thầu mua thuốc của các cơ sở y tế.

Điểm mới duy nhất: Đàm phán giá và đấu thầu tập trung

Bày tỏ sự vui mừng trước việc có riêng một mục qui định về đấu thầu thuốc, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (đoàn  Tiền Giang) hy vọng từ nay không có bộ, ngành nào còn đổ lỗi cho việc mua thuốc chữa bệnh nhưng người mua phải tuân theo các quy định như mua xi măng, sắt thép; không mất cán bộ do sai sót đấu thầu thuốc như thời gian vừa qua ở một số tỉnh. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn: "Quy định như dự thảo liệu có hiệu quả để giá thuốc đã qua đấu thầu không còn bị kêu ca, phàn nàn, chúng tôi thấy vẫn cần có thực tế để kiểm nghiệm".

Theo đại biểu Tiên, cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra chưa có đánh giá tác động về các quy định mới về đấu thầu thuốc. Nó sẽ vào thực tế như thế nào? đây là thách thức rất lớn.

Thứ hai, đại biểu khẳng định không thấy có điểm mới, trừ nguyên tắc đàm phán giá và đấu thầu tập trung. Tương lai triển khai 2 biện pháp này, đại biểu Tiên thấy "rất mù mịt" do luật chúng ta chẳng có quy định lộ trình hay quy định số lượng, chủng loại cần phải đấu thầu để đàm phán. Thích thì làm không thích thì đợi. Như vậy họ cũng không vi phạm pháp luật và các tỉnh, các bệnh viện chắc là phải yên tâm thực hiện các quy định đấu thầu như hiện tại.

Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi (đoàn Hà Nội) cũng đồng tình cao với việc có thêm hình thức đàm phán giá cho việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Nêu ý kiến cụ thể, đại biểu Ý Nhi cho rằng: Khoản 2, Điều 47 nên sửa đổi gói thầu mua thuốc thành mặt hàng thuốc, bỏ "chỉ có một đến hai nhà sản xuất" vì thường mỗi một mặt hàng thuốc chỉ có một nhà sản xuất. Cần có quy định về trường hợp đặc thù trong dự thảo bởi đàm phán giá cho trường hợp đặc thù vậy cần có quy định về các trường hợp đặc thù để tránh tạo kẽ hở và lúng túng khi đấu thầu nếu như thông tư hướng dẫn không làm rõ.

Nêu quan điểm về quy định việc mua thuốc tập trung được thực hiện ở cấp trung ương, khu vực, địa phương, đại biểu Ý Nhi đề nghị bỏ cấp khu vực. Vì nếu giữ nguyên trong dự thảo sẽ xảy ra hiện tượng trùng lặp khi thực hiện. Nếu mua thuốc tập trung ở cấp trung ương và địa phương như trong dự thảo luật và nghị định hướng dẫn thi hành luật thì sẽ được hiểu là đơn vị mua sắm tập trung thuộc bộ sẽ mua thuốc cho các cơ sở y tế thuộc bộ. Đơn vị mua sắm tập trung thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ mua thuốc cho các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh, như vậy sẽ xảy ra việc cùng một mặt hàng thuốc trên cùng một địa bàn nhưng các cơ sở y tế thuộc trung ương, thuộc bộ và thuộc địa phương sẽ có giá thuốc khác nhau.

Đại biểu Ý Nhi cho rằng, nên qui định mua thuốc tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố và cấp cơ sở y tế thì phù hợp hơn bởi thực hiện như vậy sẽ có danh mục thuốc dùng cho cả nước, cho tỉnh, thành phố và cho bệnh viện tùy theo tiêu chí đưa ra quy định.

Theo nhận xét của đại biểu Ý Nhi, cả dự thảo luật và nghị định hướng dẫn chưa có điều nào đề cập đến chất lượng thuốc. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần xác định rõ mục tiêu của việc mua thuốc tập trung, ví dụ thuốc phải có chất lượng tốt, giá hợp lý, thống nhất giá, cung ứng tốt, từ đó quy định chi tiết thành phần thành lập hoạt động của đơn vị mua sắm tập trung thuốc cho cấp quốc gia, cấp địa phương và các cơ sở y tế.

Nêu ý kiến về việc chỉ định thầu đối với mặt hàng thuốc, đại biểu Phùng Đức Tiến (đoàn Hà Nam) cho rằng, chỉ nên quy định chỉ định thầu đối với các gói thầu mua thuốc hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp có thiên tai, dịch bệnh lớn xảy ra trên diện rộng có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố hoặc 1 tỉnh, thành phố nhưng ở mức độ nghiêm trọng. "Nếu quy định như dự thảo chỉ định thầu trong trường hợp cấp bách thì vẫn còn chung chung" - đại biểu Tiến nói.

Trong dự thảo luật đề cập đấu thầu, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh đối với tư vấn dịch vụ hàng hóa xây lắp trong y tế, đặc biệt là trong thuốc. Đại biểu Tiến đề nghị cần làm rõ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ để đảm bảo chỉ định thầu đề tài, dự án khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết trung ương 20 ngày 1/11/2012.

Cần lấp đầy các lỗ hổng

Để khắc phục tồn tại trong dự thảo này đại biểu Nguyễn Văn Tiên đề nghị thêm một Điều 47a quy định mua thuốc từ ngân sách. Theo đó, quy định rõ giá thuốc mua từ ngân sách sẽ do Bộ Y tế chịu trách nhiệm, được áp dụng theo nguyên tắc đấu thầu tập trung, đàm phán hoặc chỉ định thầu ở cấp quốc gia hoặc trong trường hợp đặc biệt ở cấp tỉnh.

Theo đại biểu, số lượng tiền ngân sách dành mua thuốc tập trung trong trường hợp này ngày càng giảm dần. Quốc hội đang muốn giảm các chương trình mục tiêu quốc gia, cho nên những thuốc về lao, về sốt rét chắc chắn sẽ dồn sang quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Có chăng còn lại vacxin và một số loại thuốc trong trường hợp đặc biệt. Đại biểu Tiên ước tính, một năm mất khoảng vài trăm tỷ, do đó không cần thiết phải quy định quá chi tiết vấn đề này.

Việc xử lý đấu thầu mua thuốc từ nguồn bảo hiểm y tế, đại biểu Tiên thống kê: Hiện nay có 1.143 loại thuốc hóa chất do quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Chúng ta phải xem xem ai là người thực sự kiểm soát giá thuốc và chủng loại thuốc bảo hiểm y tế. Trong nhiều năm qua, tất cả các bệnh viện, bộ ngành, kể cả Bộ Y tế không ai biết giá thuốc bảo hiểm y tế thanh toán cao hay thấp, trừ cơ quan bảo hiểm xã hội, vì họ là người chi trả tiền thuốc và có hệ thống dọc trên cả nước. Cho nên khi lên khung cả nước thì thấy được những cái điểm vênh váo giữa các tỉnh, giữa các bệnh viện thấy "rất chướng". Vậy việc sửa Luật lần này vai trò của bảo hiểm xã  hội sẽ thể hiện như thế nào? Đây là cơ quan vừa phải trả trong năm 2012 là 20 nghìn tỷ tiền thuốc. Họ phải kiểm soát thanh toán này như thế nào? Kiểm soát giá đấu thầu như thế nào? "Chẳng lẽ bảo hiểm xã hội lại cứ lẽo đẽo đi theo giải quyết hậu quả và phàn nàn trên báo chí là giá thuốc chỗ này cao, giá thuốc chỗ kia thấp" - đại biểu nói.

Tiếp đó, đại biểu Tiên khẳng định: Phải chỉ ra một cơ quan cụ thể và sau này có vấn đề gì xảy ra thì anh ấy phải chịu trách nhiệm, phải giải trình và phải tạo điều kiện cho anh ấy làm nhiệm vụ. "Hiện nay, 80% dân số là có bảo hiểm y tế, vì thế chốt bảo hiểm y tế là bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm cùng với Bộ Y tế. Nhưng bảo hiểm xã hội phải là người chịu trách nhiệm chính".

Vì thế, đại biểu đề nghị bổ sung thêm Điều 48a hoặc là một khoản trong điều này quy định về trách nhiệm bảo hiểm xã hội Việt Nam. Họ phải đề xuất lộ trình danh mục thuốc bảo hiểm y tế để Bộ Y tế ban hành việc đấu thầu tập trung, đàm phán giá, phải có lộ trình rõ ràng, lúc nào thì làm và làm bao nhiêu loại. Ngoài ra, cơ quan bảo hiểm phải tham gia toàn bộ các khâu của quá trình đấu thầu thuốc bảo hiểm y tế, vì họ là người trả tiền để giám sát việc đấu thầu có nghiêm túc không?

Cơ quan bảo hiểm có quyền không chi trả tiền thuốc bảo hiểm y tế nếu kết quả giá thuốc cùng chủng loại, cùng chất lượng mà lại cao hơn quá mức so với mức chung của cả nước. Bởi vì thực tế hiện nay xảy ra tình trạng có những nơi cao gấp hai, gấp ba lần nhưng không làm thế nào được, vì tất cả đều đúng.

Đại biểu Tiên cũng băn khoăn về quy định Hội đồng tư vấn quốc gia quản lý về thuốc do Bộ Y tế thành lập và Bộ Y tế làm chủ tịch như vậy là không hiệu quả. "Vì chưa bao giờ Bộ Y tế kêu ca về giá thuốc, chưa bao giờ Bộ Y tế nói là giá thuốc cao quá hay thế nào. Bộ Y tế và Bộ Tài chính luôn luôn đá quả bóng cho nhau về việc này. Do đó, hội đồng này phải do Bộ Tài chính hay bảo hiểm xã hội làm chủ tịch thì mới có hiệu quả" - đại biểu Tiên nói.

Đối với hóa chất và vật tư, thiết bị y tế tiêu hao, thời gian qua, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp các mặt hàng này vẫn được thực hiện theo quy trình như đối với hàng hóa thông thường, thực tế không phát sinh vấn đề vướng mắc, bức xúc. Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định trong Luật những đặc thù riêng cho nội dung này.

Tuy nhiên, đại biểu Tiên đề nghị vật tư y tế, hóa chất, thiết bị điều trị rất nhiều loại đắt tiền và dùng để điều trị chứ không phải là chẩn đoán, ví dụ như van tim, chỏm khớp, giá đỡ động mạch vành có giá hàng mấy nghìn USD và sử dụng rất nhiều tại các bệnh viện và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. "Vậy tại sao họ lại đấu thầu theo loại thông thường mà không quy định theo đấu thầu loại thuốc nó cũng là một dạng để điều trị. Tôi đề nghị trong Mục 3 nên ghi: thuốc và vật tư y tế" - đại biểu Tiên nói./.

Vũ Hạnh/VOV online

Từ khoá: bộ tài chính bảo hiểm xã hội quy định trách nhiệm bảo hiểm thanh toán bệnh viện nhà thầu quỹ bảo hiểm bão hiệu quả mua sắm chất lượng vai trò của bảo hiểm bảo hiểm thiết bị trách nhiệm bảo hiểm xã hội việt nam dự thảo gia

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Hưu trí bổ sung được ưu tiên hơn tự nguyện

(ĐTCK) Với phương án được Bộ Tài chính vừa "gút" lại, mức tính vào chi phí với hưu trí tự nguyện vẫn chỉ là 1 triệu đồng/người, trong khi quỹ hưu trí bổ sung sẽ được ưu đãi theo phương án khác.

    Phân định rạch ròi

    Liên quan đến quy định các khoản chi được trừ và không được trừ để nộp vào quỹ hưu trí tự nguyện (HTTN), hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội khi xác định thu nhập tính thuế, tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNDN và Luật thuế TNDN sửa đổi, mà Bộ Tài chính vừa hoàn tất lấy ý kiến các bộ, ngành, có đưa ra 2 phương án. Thứ nhất, phần trích nộp quỹ HTTN, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm HTTN cho người lao động (NLĐ) vượt mức tiền lương, tiền công trả cho NLĐ không được tính vào chi phí được trừ. Thứ hai, DN không được tính vào chi phí được trừ đối với khoản trích nộp quỹ HTTN, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm HTTN cho NLĐ vượt 3 triệu đồng/tháng/người...

    Nhiều ý kiến cho rằng, cả hai phương án như dự thảo đều không tách bạch rõ ràng đâu là quỹ hình thành từ chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung (HTBS), vốn có đặc thù là không mang tính thương mại và sản phẩm bảo hiểm HTTN, có tính chất thương mại do các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp. Do không có sự phân định rõ ràng này, nên dự thảo cào bằng nghĩa vụ thuế đối với cả hai loại quỹ là không hợp lý.

    Vì sự bất hợp lý trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đề nghị cần phân định rạch ròi hai sản phẩm, để định ra cơ chế thuế phù hợp. Cụ thể, với quỹ HTTN, Dự thảo cần quy định mức mà DN đóng góp vào quỹ này cho NLĐ tối đa được tính vào chi phí được trừ chỉ nên tương đương với mức hỗ trợ cho cá nhân tại pháp luật về thuế thu nhập cá nhân là 1 triệu đồng/tháng/người; đồng thời bổ sung quy định khoản tiền DN mua bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ cũng thuộc diện khống chế không quá 1 triệu đồng/người/tháng. Với quỹ HTBS cũng như các quỹ có tính chất an sinh xã hội khác như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp, Dự thảo cần quy định cụ thể mức khống chế đối với khoản tiền DN trích nộp vào các quỹ này cho NLĐ không vượt mức tính theo quy định của Luật BHXH...

    Tăng ưu đãi thuế cho quỹ HTBS

    Về mức trích đóng quỹ HTTN, Bộ Tài chính cho rằng, việc Luật thuế TNDN cho phép DN được tính vào chi phí được trừ khoản trích lập quỹ này cho NLĐ thể hiện sự chia sẻ của nhà nước với DN, nên cần có giới hạn. Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định cho phép cá nhân được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế khoản đóng góp quỹ HTTN không quá 1 triệu đồng/tháng/người. Vì vậy, mức tiền DN đóng vào quỹ HTTN cho NLĐ được trừ vào chi phí cũng chỉ nên không quá 1 triệu đồng/tháng/người.

    Về đề xuất bổ sung khoản tiền DN mua bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ cũng nằm trong diện khống chế không quá 1 triệu đồng/người/tháng, Bộ Tài chính cho rằng, bảo hiểm HTTN có tính chất như một loại hình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, do DN bảo hiểm cung cấp, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Luật thuế hiện hành chưa có quy định khống chế đối với khoản chi của DN mua bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ được tính vào chi phí được trừ, trong khi khoản chi của DN đóng góp vào quỹ HTTN cho NLĐ lại thuộc diện khống chế là chưa hợp lý. Vì vậy, ý kiến của Bộ LĐTB&XH là phù hợp, khoản mua bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ cũng phải nằm trong diện khống chế không quá 1 triệu đồng/người/tháng như khoản chi đóng góp quỹ HTTN của DN cho NLĐ, nhằm đảm bảo bình đẳng giữa các loại hình bảo hiểm nhân thọ.

    Đối với đề xuất nên quy định cụ thể mức khống chế đối với khoản tiền DN đóng góp quỹ có tính chất an sinh xã hội cho NLĐ, Bộ Tài chính cho rằng, Luật BHXH đã quy định mức trần làm cơ sở đóng góp quỹ BHXH của DN, NLĐ không vượt quá 20 tháng lương cơ sở. Với quy định của Luật BHXH hiện hành, thì mức trích nộp vào các quỹ có tính chất an sinh xã hội như: BHXH, bảo hiểm HTBS, bảo hiểm thất nghiệp..., tối đa không quá 5,06 triệu đồng/tháng/người. Pháp luật thuế hiện hành đã cho phép DN được tính vào chi phí được trừ đối với khoản đóng vào các quỹ có tính chất an sinh xã hội không vượt quá mức quy định của pháp luật về BHXH. Bởi vậy, theo Bộ Tài chính, việc quy định cụ thể mức khống chế theo số tuyệt đối đối với khoản tiền trích nộp vào các quỹ có tính chất an sinh xã hội là không cần thiết, phát sinh bất ổn khi pháp luật về BHXH điều chỉnh mức lương cơ sở.

    Vì những lẽ trên và tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định để lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, ban hành dự kiến trong tháng 11 tới, theo hướng các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là: phần trích nộp quỹ HTTN, mua bảo hiểm HTTN, bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ vượt mức 1 triệu đồng/tháng/người; phần trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm HTBS) cho NLĐ không vượt mức quy định của pháp luật về BHXH. Khoản chi trích nộp quỹ HTTN, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm HTTN, bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không được vượt các mức trần như trên, còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ: hợp đồng lao động; thoả ước lao động tập thể; quy chế tài chính của DN; quy chế thưởng do chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc quy định theo quy chế tài chính của DN...

Từ khoá: bảo hiểm xã hội pháp luật mua bảo hiểm đóng góp bộ tài chính bảo hiểm hưu trí người lao động tổng giám đốc lao động cá nhân loại hình bảo hiểm nhân thọ sản phẩm quy định bảo hiểm thất nghiệp chính sách bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ loại hình bảo hiểm bảo hiểm công ty bảo hiểm bhxh tài chính công ty bảo hiểm nhân thọ dự thảo bão sản phẩm bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhân thọ chi phí bảo hiểm nhân thọ

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Thực trạng và giải pháp giám sát tài chính tại Việt Nam

PGS., TS. TÔ NGỌC HƯNG - Giám đốc Học viện Ngân hàng

(Tài chính)Sự mở rộng của khu vực tài chính trong thời gian qua đã đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống giám sát tài chính (HTGSTC) Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng của HTQSTC quốc gia Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực cho các cơ quan giám sát tài chính chuyên ngành và hướng tới một mô hình giám sát tài chính hợp nhất hiệu quả.

Thực trạng và giải pháp giám sát tài chính tại Việt Nam

Cần hướng tới một mô hình giám sát tài chính hợp nhất hiệu quả. Nguồn: internet

Thực trạng hệ thống giám sát tài chính Việt Nam

Về mô hình hệ thống giám sát tài chính

HTQSTC Việt Nam đi theo mô hình giám sát phân tán, nghĩa là các cơ quan quản lý và giám sát được thành lập và vận hành nhằm giám sát một loại định chế tài chính và khu vực thị trường nhất định trên tổng thể thị trường tài chính (TTTC). Hai cơ quan cấp bộ là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cùng với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) và Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là những tổ chức giám sát độc lập, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện các chức năng giám sát của mình trên TTTC.

Với chức năng tư vấn cho Chính phủ về điều phối giám sát trên TTTC, UBGSTCQG có quan hệ phối hợp trực tiếp với Bộ Tài chính và NHNN nhằm nắm bắt được diễn biến hoạt động giám sát trên cả 3 lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; được yêu cầu 2 cơ quan quản lý này cũng như các định chế tài chính thuộc thẩm quyền quản lý của NHNN và Bộ Tài chính cung cấp thông tin phục vụ giám sát; có trách nhiệm đưa ra những khuyến nghị về xử lý vi phạm đối với tổ chức và cá nhân tham gia 3 lĩnh vực trên.

NHNN và Bộ Tài chính có mối quan hệ phối hợp chéo trong quản lý và giám sát những ngân hàng thương mại (NHTM) có sở hữu vốn nhà nước do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý. Đồng thời, hai tổ chức này còn có mối quan hệ mật thiết liên quan đến việc phát hành trái phiếu kho bạc, cũng như thực hiện các chính sách tài chính công và chính sách tiền tệ có liên quan đến việc sử dụng các trái phiếu này.

Hoạt động ngân hàng chịu sự giám sát trực tiếp của Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng (NHNN). Trong khi đó, thị trường bảo hiểm chịu sự giám sát trực tiếp của Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp đối với thị trường chứng khoán (TTCK).

Cấu trúc trên cho thấy mô hình giám sát phân tán đang được duy trì trên TTTC Việt Nam, xu hướng chuyên biệt hóa công tác giám sát theo chức năng đã bắt đầu được hình thành.

Hiệu lực giám sát của các cơ quan giám sát tài chính

Trong thời gian qua, trước những thách thức trong yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, các cơ quan giám sát chuyên ngành của Việt Nam đã có sự cải cách về mọi mặt (tổ chức, công cụ, nhân lực và chính sách). Tuy nhiên, hiệu lực giám sát của HTGSTC hiện hành vẫn bộc lộ khá nhiều tồn tại và hạn chế:

Thứ nhất,HTGSTC của Việt Nam đã gặp nhiều vấn đề trước xu thế phát triển của các tập đoàn tài chính trong thời gian qua. Hiện nay, ngoài tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt còn có hơn 10 tổ chức tín dụng hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính (ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm; hoặc ngân hàng - bảo hiểm; hoặc ngân hàng - chứng khoán), chiếm khoảng dưới 50% thị phần TTTC (UBGSTCQG, 2012). Các định chế này không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đan xen giữa các sản phẩm tài chính đa dạng và phức tạp.

Thứ hai,Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các yêu cầu về giám sát các sản phẩm tài chính mới theo xu hướng tích hợp. Xu hướng này là sự đan xen giữa nhiều sản phẩm tài chính để ra đời những sản phẩm tài chính mới, ví dụ như bảo hiểm liên kết ngân hàng - bancassuarance hay assurfinance khiến cho việc xác định cơ quan giám sát nào chịu trách nhiệm giám sát trở nên hết sức phức tạp. Hệ quả từ việc "từ chối" giám sát có thể sẽ gây ra rủi ro nghiêm trọng, còn hệ quả từ việc giám sát chồng chéo, tuy giảm được rủi ro nhưng lại làm lãng phí nguồn lực xã hội, gây ra sự thiếu hiệu quả trong giám sát.

Thứ ba,đã xuất hiện nhiều hạn chế trong việc chia sẻ thông tin và sự phối hợp giữa các cơ quan trong nhiệm vụ giám sát thị trường. Điều này làm hạn chế khả năng giám sát của toàn hệ thống.

Thứ tư,hành lang pháp lý cho hoạt động giám sát tài chính còn chưa đồng bộ và thiếu đầy đủ. HTGSTC chưa hoàn chỉnh, thống nhất (có sự phân tách giữa Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng với Luật Chứng khoán, Luật Bảo hiểm). Các luật này đều đề cập tới vấn đề giám sát an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, quản trị rủi ro và công bố thông tin của các tổ chức dưới quyền. Vì xây dựng tách bạch nhau nên các quy định liên quan đến các đối tượng trên có thể trùng lắp hoặc thiếu nhất quán với nhau. Luật giám sát theo chuyên ngành không cho phép tổ chức giám sát có sự độc lập và quyền lực cũng như sự minh bạch trong việc phát hiện, xử lý các vi phạm có ảnh hưởng tới sự an toàn hệ thống khi đồng nhất chức năng xây dựng chính sách với chức năng triển khai thực hiện các hoạt động giám sát.

Thứ năm,về kỹ thuật và hạ tầng công nghệ, ở Việt Nam chưa có quy định chung về giám sát hệ thống tài chính tổng quát. Hiện tại, mới chỉ có hệ thống các chỉ tiêu giám sát từ xa theo CAMELS (hệ thống giám sát từ Mỹ, ra đời năm 1978) được Thanh tra ngân hàng thuộc NHNN áp dụng nhằm đánh giá các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân. Đối với ngành bảo hiểm và chứng khoán thì vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu giám sát hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả hệ thống CAMELS của NHNN cũng bị đánh giá là chưa đầy đủ.

Thứ sáu,về hiệu lực của các cơ quan giám sát chuyên ngành trong giám sát tài chính cũng còn nhiều tồn tại. Cụ thể:

- Đối với thanh tra NHNN: Giám sát ngân hàng hiện nay của cơ quan thanh tra NHNN hiện nay chỉ đơn thuần dựa trên bộ chỉ số định lượng CAMELS, chưa có phân tích sâu về rủi ro liên quan tài sản nợ, tài sản có. Trên thế giới, Ủy ban Basel đã công bố bộ 25 nguyên tắc cơ bản về thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả. So sánh với hoạt động giám sát của cơ quan thanh tra NHNN thì việc giám sát ngân hàng tại Việt Nam còn rất nhiều chỉ tiêu đang trong giai đoạn xúc tiến hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu đưa ra trong bộ 25 nguyên tắc của BASEL.

Đối với thanh tra UBCKNN: Hoạt động thanh tra - giám sát chưa thường xuyên liên tục, chế tài xử phạt xử phạt còn thấp, dẫn đến vi phạm tái diễn. Hạ tầng công nghệ phục vụ công tác thanh tra giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, trong khi các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp. Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc UBCKNN trong công tác giám sát chưa cao, việc phân định chức năng giám sát giữa các đơn vị chưa rõ ràng và chồng chéo.

- Đối với Cục quản lý, giám sát bảo hiểm: Hoạt động thanh tra giám sát nhiều khi còn mang tính tình huống. Công tác thanh tra giám sát được thực hiện chủ yếu là giám sát từ xa thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà thiếu thanh tra tại chỗ một cách chuyên nghiệp. Thanh tra bảo hiểm mới chỉ thực hiện thanh tra mang tính "chọn mẫu" ngẫu nhiên các doanh nghiệp bảo hiểm và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Trong khi đó, ngày nay đã xuất hiện thêm một loại hình bảo hiểm có tính chất ngân hàng mới cần phải có phương pháp và nội dung thanh tra cụ thể, đặc biệt là các chỉ tiêu về rủi ro.

- Đối với Bảo hiểm tiền gửi: Quyền hạn, trách nhiệm giám sát cũng như năng lực tài chính của cơ quan này còn hạn chế khiến những đóng góp của Bảo hiểm tiền gửi trong HTGSTC Việt Nam chưa thực sự đúng với vai trò của nó. Nội dung giám sát bảo hiểm mới chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra sự tuân thủ như việc tính và nộp phí, chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi là chủ yếu, còn giám sát theo tiêu chí rủi ro vẫn còn nhiều bất cập; chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin về hoạt động thanh tra giám sát về các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với các cơ quan giám sát khác.

- Đối với UBGSTCQG: Vai trò còn mờ nhạt, mới chỉ dừng lại ở chức năng tham mưu tư vấn cho Chính phủ, khi phát hiện sai phạm cũng không có thẩm quyền xử lý vi phạm mà có trách nhiệm đề xuất kiến nghị Chính phủ hoặc các cơ quan thanh tra giám sát chuyên ngành xử lý. Uỷ ban chưa có quyền ban hành, xây dựng chính sách pháp lý chung liên quan đến hoạt động giám sát TTTC.

Thứ bảy,còn thiếu vắng nội dung giám sát an toàn vĩ mô. Tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2009, UBGSTCQG đã triển khai việc thu thập các chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô và vi mô; tuy nhiên, vấn đề này vẫn khá mới mẻ đối với không chỉ riêng Việt Nam. Phát triển nội dung giám sát an toàn vĩ mô trở thành một vấn đề được quan tâm lớn của các nước trên thế giới.

Với những tồn tại trên, hệ thống tài chính Việt Nam đang phải đối mặt với các rủi ro tiềm năng và dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường hay sự thay đổi về chính sách. Điều này cho thấy, cần có những giải pháp khả thi trong ngắn hạn và dài hạn trong việc xây dựng một HTGSTC đủ hiệu lực để giải quyết triệt để các tồn tại.

Giải pháp hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát tài chính là một quá trình liên tục, có trọng tâm, trọng điểm ở từng thời kỳ, song nhất thiết nó phải nằm trong khuôn khổ một kế hoạch, một chiến lược tổng thể, phải quán triệt các nguyên tắc và quan điểm giám sát tài chính cơ bản như: thường xuyên - liên tục, linh hoạt, hỗ trợ các tổ chức được giám sát, đảm bảo tính hệ thống, phối hợp các chính sách hiệu quả và hợp tác với quốc tế trong giám sát tài chính.

Chuyển đổi mô hình của hệ thống giám sát tài chính

Những bất cập của mô hình giám sát tài chính phân tán của Việt Nam hiện nay cho thấy tính cấp thiết của việc chuyển đổi sang mô hình giám sát tài chính hợp nhất. Đây cũng là xu thế khá phổ biến trên thế giới. Mô hình này đã minh chứng sự thành công tại một số nước qua việc đảm bảo các mục tiêu đề ra đối với HTGSTC: (i) ổn định hệ thống tài chính; (ii) đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính; (iii) bảo vệ người tiêu dùng các sản phẩm tài chính; (iv) đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên TTTC.

Mô hình hợp nhất chỉ bao gồm một cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các trung gian và thị trường thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính và bảo hiểm và đặc biệt sẽ giám sát hiệu quả các tập đoàn tài chính cũng như các ngân hàng đa năng. Cơ quan này thực hiện chức năng giám sát nhằm đảm bảo tính ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng cũng như bảo vệ các nhà đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Tuy nhiên, muốn làm được điều này thì bước đầu tiên cần nâng cao hiệu lực giám sát chuyên ngành để chuẩn bị tốt cho việc hợp nhất các cơ quan giám sát.

Nâng cao hiệu lực giám sát cho các cơ quan giám sát chuyên ngành

Trong ngắn hạn, mục tiêu nâng cao năng lực cho các cơ quan giám sát chuyên ngành là rất quan trọng. Có hai lý do cho vấn đề này: (i) mức độ đan xen các sản phẩm tài chính tích hợp ở Việt Nam chưa quá phức tạp để đặt vấn đề hợp nhất các cơ quan giám sát tài chính lên mức bức thiết, (ii) nâng cao hiệu lực và năng lực giám sát sẽ tạo ra bước chuẩn bị tốt để dễ dàng hợp nhất các cơ quan giám sát tài chính với nhau. Bên cạnh các giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát tài chính chuyên ngành, chúng tôi khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực cho từng cơ quan giám sát tài chính chuyên ngành như sau:

Một là,đối với cơ quan thanh tra giám sát NHNN: cần hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát thị dựa trên rủi ro đồng thời thu hẹp các chuẩn mực trong nước với chuẩn quốc tế (hoàn tất Basel II, tiến tới Basel III). Đối với giám sát an toàn vĩ mô, cần có sự phối hợp với UBGSTCQG trong xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu giám sát và ngưỡng cảnh báo an toàn vĩ mô, các mô hình định lượng và các quy chuẩn cũng như chỉ tiêu giám sát các tập đoàn tài chính.

Hai là,đối với cơ quan thanh tra giám sát thuộc UBCKNN: Cần xây dựng cơ chế xử phạt và cảnh báo các công ty có hành vi thực hiện các giao dịch giả, thao túng thị trường. Công tác quản lý thị trường OTC cần được chú tâm nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Cần trao thêm thẩm quyền và tính độc lập cho cơ quan thanh tra trong xử lý và cảnh báo các hành vi vi phạm kỷ luật thị trường.

Ba là,đối với Cục quản lý và giám sát bảo hiểm: Cần chú trọng thanh tra tại chỗ. Đối với hoạt động giám sát từ xa cần chuyển dần sang hướng phân tích rủi ro đối với hoạt động của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm. Nghiên cứu xây dựng phương thức quản lý đối với lĩnh vực bảo hiểm có tính chất ngân hàng, đồng thời phối hợp với bên cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trong việc trao đổi thông tin, kiến thức trong các nghiệp vụ thanh tra.

Bốn là,đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; Tiến hành nhiều hơn kế hoạch thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức nhận tiền gửi nhằm mục đích làm giảm rủi ro đạo đức của các tổ chức này khi các tổ chức này có ý định tham gia vào lĩnh vực kinh doanh rủi ro hơn. Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm tiền gửi đã được ban hành, với chức năng nhiệm vụ được giao, Bảo hiểm tiền gửi cần khẳng định rõ nét hơn vị thế của mình trong hệ thống giám sát tài chính.

Nâng cao hiệu lực giám sát cho UBGSTCQG

Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc thanh tra - giám sát, tránh những "khoảng trống" cũng như sự trùng lắp, hoạt động của UBGSTCQG nên tập trung vào 3 chức năng chính: (i) Giám sát an toàn vĩ mô; (ii) Đầu mối xây dựng mô hình thông tin tập trung giám sát TTTC; (iii) Phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, nên đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động giám sát an toàn vĩ mô. Cách tiếp cận của giám sát an toàn vĩ mô nên theo hướng "từ đỉnh xuống đáy". Bằng cách tiếp cận trên, thông qua giám sát an toàn vĩ mô, UBGSTCQG sẽ thực sự hỗ trợ tích cực trong việc xác định khu vực dễ tổn thương và hoạch định chính sách ứng phó xác đáng.

Khuyến nghị xây dựng khung giám sát tài chính

Chính phủ cần có sự chỉ đạo các cơ quan thanh tra giám sát chuyên ngành nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp giám sát phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, làm căn cứ để đánh giá mức độ tuân thủ và giám sát rủi ro của hệ thống tài chính. Điều này sẽ tạo nên mô hình khung giám sát đánh giá TTTC.

HTGSTC quốc gia đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm 4 mục tiêu của Chính phủ: bảo vệ người tiêu dùng, ổn định hệ thống tài chính, đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên TTTC. Để đẩy nhanh lộ trình tiến tới một mô hình giám sát tài chính hợp nhất hiệu quả, Chính phủ ngoài việc chỉ đạo các cơ quan giám sát tài chính chuyên ngành trong việc định hình khung giám sát tài chính, cũng cần có những chính sách quyết liệt nhằm duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, có chiều sâu và kiểm soát chặt chẽ hệ thống tài chính.

Tài liệu tham khảo:

1. Claudio Borio (2003), Hướng tới một khuôn khổ an toàn vĩ mô cho việc điều tiết và giám sát tài chính, BIS Report;

2. E. Wymeersch (2007), "The Structure of Financial Supervision in Europe: About Single Financial Supervisors, Twin Peaks and Multiple Financial Supervisors," European Business Organization Law Review, 8 (2007);

3. Dương Văn Thực (2010), Mô hình nghiệp vụ giám sát ngân hàng. Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Lựa chọn mô hình và giải pháp đảm bảo hiệu quả giám sát của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 10 - 2013

Từ khoá: bộ tài chính thị trường sản phẩm bảo hiểm bảo việt cạnh tranh trách nhiệm người tiêu dùng kinh doanh bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm giải pháp giảm rủi ro bảo vệ quyền lợi hiệu quả ngành bảo hiểm vi phạm thị trường chứng khoán công bố thông tin loại hình bảo hiểm chế tài quy định an toàn bảo hiểm tiền năng lực tài chính luật bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ hãng bảo hiểm chứng khoán phương thức quản lý bão quốc tế tài chính bảo hiểm phi nhân thọ thông tin phi nhân thọ tham gia bảo hiểm ngân hàng hạn chế tiêu dùng thị trường bảo hiểm gia lĩnh vực bảo hiểm vai trò luật bảo hiểm tiền gửi tổ chức kinh doanh bảo hiểm tín dụng tái cấu trúc chính phủ chính sách nâng cao chất lượng bảo hiểm iii thế giới thị trường tài chính tập đoàn tài chính cạnh tranh lành mạnh tập đoàn quản trị rủi ro bảo hiểm tiền gửi ổn định kinh tế xử phạt phát triển phức tạp xây dựng việt nam cục quản lý và giám sát bảo hiểm nền kinh tế nhà nước

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn, hiện nay trên địa bàn có gần 90% người dân có thẻ bảo hiểm y tế; tuy nhiên, trung bình hàng năm toàn tỉnh có khoảng trên 9.000 thẻ bảo hiểm y tế bị cấp trùng gây thất thoát ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Đối tượng cấp trùng thẻ chủ yếu là nhóm các đối tượng nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với thân nhân sĩ quan quân đội, công an; trong đó có một người có thể cấp tới 3 - 4 thẻ bảo hiểm y tế thuộc các đối tượng khác nhau.

Trung bình hàng năm toàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng trên 9.000 thẻ bảo hiểm y tế bị cấp trùng. Ảnh minh họa. Nguồn sgtt.vn

Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng kế hoạch tuyên truyền sát với tình hình thực tế trong nhân dân về chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng Quy trình phối hợp liên ngành về việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế và chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ trưởng thôn, cán bộ cấp xã, huyện về quy trình cấp thẻ; các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, kiểm tra việc cấp thẻ, trùng thẻ..., thực hiện rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế ngay từ đầu năm báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh để xử lý.

Cùng với đó, ngành bảo hiểm y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ứng dụng phần mềm cấp thẻ bảo hiểm y tế để in, cấp thẻ và chủ động phối hợp với các ngành chức năng rà soát, đối chiếu các văn bản liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế, trong đó có lĩnh vực cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân tộc thiểu số được kịp thời, chính xác. Đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng là người dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tăng thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế từ một năm như hiện nay lên hai năm; giao việc quản lý, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho một đầu mối quản lý, kê khai.

Đặc biệt, do đối tượng người nghèo là dân tộc thiểu số là những đối tượng khá ổn định nên cần phối hợp xây dựng một danh sách chuẩn, từ đó hàng năm chỉ cần thực hiện rà soát theo hình thức tăng, giảm. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức so với việc hàng năm phải rà soát và lập danh sách mới toàn bộ các đối tượng trên địa bàn và cũng hạn chế được tình trạng cấp trùng lặp, sai sót.

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn, trong năm 2011 toàn tỉnh cấp trùng 9.300 thẻ bảo hiểm y tế, năm 2012 có trên 9.200 thẻ bảo hiểm y tế, do vậy trong hai năm việc cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế đã gây thất thoát ngân sách Nhà nước trên 8,1 tỷ đồng.

Thái Thuần

Từ khoá: xây dựng người dân bão lĩnh vực bảo hiểm bảo hiểm bảo hiểm xã hội ngành bảo hiểm

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Lập cơ sở dữ liệu 3D về di sản Huế

Ngày 22.10, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐ) phối hợp với Công ty TNHH AnThi (TP.Hà Nội) đã tổ chức bàn giao và công bố cơ sở dữ liệu 3D hoàn chỉnh về công trình kiến trúc Thế Miếu - Hiểm Lâm Các, thuộc di tích cố đô Huế.

Hình ảnh sản phẩm 3D về di tích Huế được công chiếu tại buổi bàn giao - Ảnh: B.N.L 

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc TTBTDTCĐ Huế cho biết đây là sản phẩm 3D đầu tiên cho phép lưu lại toàn bộ hình ảnh trung thực của các công trình di sản chính xác đến từng centimet.

Theo ông Hải, đây là dự án do Công ty TNHH AnThi phối hợp với TTBTDTCĐ Huế thực hiện nhằm khởi động cho một dự án xây dựng ngân hàng dữ liệu bảo tồn di tích cố đô Huế dưới dạng số, để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và trùng tu di tích.  

Bùi Ngọc Long

>> Vẽ tranh 3D... trên đùi

>> Ngọc Trinh mang tranh 3D đến Đà Nẵng

>> Hài hước thế giới tranh 3D

>> Tranh 3D lớn nhất thế giới

Từ khoá: bão

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Giá quảng cáo trên tivi Mỹ: bóng bầu dục vẫn là vua

Ảnh: TLCK

SGTT.VN - Năm thứ hai liên tiếp, chương trình Sunday Night Football của hãng NBC trở thành chương trình có giá bán quảng cáo đắt nhất nước Mỹ: 593.700 USD cho một spot quảng cáo kéo dài 30 giây, tăng 8,9% so với mức 545.142 USD/spot vào năm ngoái. Đây là kết quả khảo sát hàng năm của Ad Age, công ty dẫn đầu toàn cầu về quảng cáo và tiếp thị.

Sunday Night Football là chương trình diễn ra vào chủ nhật hàng tuần, tường thuật và bình luận các trận cầu đinh của giải bóng đá Mỹ chuyên nghiệp (NFL). Người Mỹ gọi trò bóng bầu dục của họ là "bóng đá kiểu Mỹ". Nó khác với rugby, cũng là môn chơi bóng bầu dục ở châu Âu, ở một số điểm như các cầu thủ phải đội mũ bảo hiểm, độn vai...

Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, Sunday Night Football là chương trình có rating cao nhất trong năm. Tám năm trước đó, vị trí dẫn đầu rating thuộc về chương trình truyền hình thực tế American Idol của hãng Fox. Điều này cho thấy, sau khi choáng ngợp bởi format hấp dẫn của truyền hình thực tế, người Mỹ quay lại những thú vui căn bản của họ là thể thao, là bóng bầu dục với những cầu thủ độn vai, đội mũ bảo hiểm, chạy hùng hục và không ngần ngại lao thẳng vào người nhau.

Tờ Wall Street Journal thực hiện một số khảo thí thực tế trên sân cho biết trung bình mỗi trận bóng bầu dục diễn ra trong vòng ba giờ đồng hồ nhưng chỉ có 11 phút thi đấu "thực sự", tức là thời gian "bóng sống", còn lại là thời gian để hai đội thay người, xếp đội hình, gằm ghè nhau. 11 phút trong số 180 phút, tức khoảng 6% thời gian là có thi đấu "thực sự", vậy mà người Mỹ yêu thời gian vẫn thích mới lạ.

Xếp thứ hai là American Idol với giá spot 30 giây quảng cáo trung bình là 355.946 USD, giảm rất nhiều so với thời hoàng kim của nó khi những người mua quảng cáo sẵn sàng trả hơn 500.000 USD cho mỗi spot. Khảo sát của Ad Age dựa trên cả số liệu từ bảy đại lý mua quảng cáo lớn khác ở Mỹ, là một chỉ dẫn cho những thương lượng quảng cáo trong thời gian tới giữa người bán và người mua.

Leo từ vị trí thứ 8 năm ngoái lên thứ 3 năm nay là phim dạng sitcom The Big Bang Theory đang vào mùa thứ 7 của hãng CBS. Phim này được lòng các khán giả từ 18 đến 49 tuổi. Trong tốp 10, nó xếp trên các phim sitcom khác là Modern Family của kênh ABC (thứ 6) và New Girl của Fox (thứ 8). Vào năm thứ 25 trên sóng truyền hình, series hoạt hình The Simpsons của Fox vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt khi xếp thứ 9. Hãng Fox có tới năm chương trình trong tốp 10 những chương trình có giá quảng cáo đắt nhất.

The Voice của hãng NBC lần đầu vào tốp 10 đã chễm chệ ở vị trí thứ 4. Chương trình công bố kết quả của The Voice được xếp ở vị trí 7. Truyền hình thực tế cuộc thi ca nhạc như American Idol và The Voice thắng cả ở show thi lẫn show công bố kết quả, cho thấy những người tạo ra format của chúng quả biết cách kiếm tiền.

Từ khoá: hình thức kết quả bảo hiểm cháy quảng cáo gia american idol

Nổi da gà cảnh đôi nam nữ bốc đầu xe máy

GiadinhNet- Một đoạn video vừa được tải lên mạng khiến nhiều người nổi da gà với cảnh đôi nam nữ thanh niên bốc đầu xe máy.

Với tiêu đề "Thanh niên trẻ trâu bốc đầu xe gas trên đường phố", đoạn video mô tả đôi nam nữ thanh niên ngồi xe gas, đầu không mũ bảo hiểm phóng bạt mạng và bốc đầu xe rất "bá đạo".

Đoạn video cho thấy, người quay cũng có tốc độ ngang ngửa với "tay đua", quay khéo léo để không ghi hình lại biển số xe của đôi nam nữ. Điều đáng nói, xung quanh đôi nam nữ này, có nhiều đôi thanh niên khác đầu không mũ bảo hiểm, vừa phóng xe máy theo sát vừa hò reo cổ vũ.

Vừa được đăng tải lên mạng, đã có nhiều bình luận chỉ trích thái độ coi thường luật lệ của đôi nam nữ thanh niên trên. Nhiều người đi đường xung quanh tỏ ra ái ngại với màn trình diễn vừa xem thường luật lệ giao thông, vừa gây nguy hiểm cho người đi đường.

 

 

Từ khoá: thanh niên

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Tranh luận về cơ quan đánh giá, cấp chứng chỉ nghề

Chiều 21.10, QH thảo luận về dự án luật Việc làm, đa số các đại biểu bày tỏ sự tán đồng đối với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này của Ủy ban Thường vụ QH do Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề trình bày trước đó.

Đi sâu vào các nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau, các đại biểu cho rằng trong chính sách chi trả bảo hiểm thất nghiệp, dự thảo luật quy định Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập là đầu mối trực tiếp đối với người lao động, thực hiện tiếp nhận đăng ký thất nghiệp, lập hồ sơ thất nghiệp; giải quyết và chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là quá ôm đồm, khiến người lao động vất vả.

Trước một số ý kiến đề nghị không giao cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề vì dễ xảy ra tình trạng lợi dụng, không chính xác trong đánh giá, gây lãng phí,  đại biểu Nguyễn Văn Pha (Nam Định) cho rằng đây là những quan điểm phân biệt đối xử, độc quyền nhà nước và không hiểu biết về các tổ chức xã hội. "Thời gian qua đã có hàng vạn, hàng triệu lao động được dạy nghề qua các tổ chức chính trị xã hội, nói như vậy không lẽ các tổ chức của nhà nước thì không có tiêu cực, lãng phí", ông Pha nói.

 Thái Sơn

Từ khoá: chế độ bảo hiểm quản lý nhà nước lao động bảo hiểm thất nghiệp người lao động nhà nước chính trị việc làm luật việc làm chi trả bảo hiểm cơ quan quản lý nhà nước

Hàng không Lào tạm ứng bồi thường nạn nhân vụ rơi máy bay

Công ty bảo hiểm của hãng Hàng không Lào (Lao Airlines) bắt đầu chi trả tiền tạm ứng bồi thường cho gia đinh các nạn nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ATR 72-600 chiều 16.10 tại Pakse, Lào.

Nhân viên điều tra Pháp dò tìm xác máy bay ATR 72 trên sông Mekong, ngày 19.10 - Ảnh: AFP

Mỗi nạn nhân nước ngoài sẽ được tạm ứng 5.000 USD, còn các nạn nhân Lào được tạm ứng 2 triệu kip (56 triệu đồng, 2.500 USD).

Đây chỉ là tạm ứng ban đầu trong khoản bồi thường nhân mạng bắt buộc cho các hành khách sử dụng phương tiện hàng không mà các hãng hàng không phải mua cho họ.

Theo hãng Lao Airlines, công việc tìm kiếm xác các nạn nhân còn lại và máy bay vẫn tiếp tục trong điều kiện khó khăn do nước sông Mekong chảy xiết.

Lào sử dụng 7 trực thăng để tìm kiếm từ trên không, trong khi các lực lượng cứu hộ lùng sục bên dưới.

Minh Quang

(Văn phòng Bangkok)

>> Vụ máy bay rơi ở Lào: Bắt được tín hiệu hộp đen, vớt được 43 thi thể

>> Vụ máy bay rơi ở Lào: Chưa biết mức đền bù bao nhiêu

>> Máy bay rơi tại Lào: Tìm được 38 thi thể

>> Lào công bố danh tính 14 nạn nhân vụ máy bay rơi

>> Tìm được thi thể 3 người gốc Việt trong vụ rơi máy bay ở Lào

>> Thiếu thiết bị và nhân lực tìm nạn nhân máy bay rơi tại Lào

>> Pháp cử chuyên gia sang Lào phối hợp điều tra vụ máy bay rơi

>> Cận cảnh hiện trường máy bay rơi tại Lào

>> Máy bay Lào bị rơi mới sản xuất được 7 tháng

>> Máy bay Lào rơi xuống sông Mekong, 49 người chết

Từ khoá: hàng không nạn nhân máy bay tạm ứng phương tiện hàng không

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Siêu lừa xinh đẹp lĩnh án chung thân

GiadinhNet - Chiều 17/10, kết thúc phiên sơ thẩm kéo dài 10 ngày, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với Bùi Thị Thu Hằng - cựu đại lý hãng bảo hiểm nhân thọ Mỹ (Prudential) cùng 16 đồng bọn khác trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá trên 230 tỉ đồng với 59 bị hại và rất nhiều người có quyền lợi, trách nhiệm liên quan.

Siêu lừa xinh đẹp lĩnh án chung thân 1

Siêu lừa Bùi Thị Thu Hằng (thứ 3 từ trái qua) tại tòa.

Ảnh: Việt Nguyễn.

Xem xét đề nghị của Viện KSND tỉnh Quảng Ninh và lời khai, thái độ của các bị cáo tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên siêu lừa Bùi Thị Thu Hằng mức án chung thân. Bị cáo Vũ Cao Thăng - đồng phạm với Bùi Thị Thu Hằng là bị cáo duy nhất được hưởng án treo (3 năm, thử thách 5 năm). Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 5 năm đến 13 năm tù.

HĐXX còn yêu cầu Bùi Thị Thu Hằng phải bồi thường tổng số tiền 211 tỉ đồng. Các bị cáo khác cũng bị buộc bồi thường tiền cho bị hại với mức thấp hơn, từ vài trăm triệu đến hơn 3 tỉ đồng. Ngoài ra, HĐXX cũng chấp nhận yêu cầu bồi thường của Prudential, Hằng phải hoàn trả toàn bộ số hoa hồng khi làm đại lý và các chi phí khác.

Về sự liên quan của Prudential đối với vụ án, HĐXX cho rằng không có cơ sở khẳng định trách nhiệm của hãng bảo hiểm này đối với hành vi phạm tội của cựu đại lý Bùi Thị Minh Hằng. Trong trường hợp có sự lỏng lẻo trong quản lý doanh nghiệp, các cơ quan chức năng sẽ thanh tra để xử lý riêng.

Trước đó, như Báo GĐ&XH đã phản ánh, từ tháng 8/2009, Hằng là đại lý của Prudential (chi nhánh Quảng Ninh), nhận thấy một số người tham gia bảo hiểm Prudential phàn nàn về thời gian đóng bảo hiểm quá dài; những khách hàng này có nguyện vọng mua loại bảo hiểm thời hạn ngắn hơn, chóng thu hồi vốn hơn nên Hằng đã nảy sinh ý đồ lừa đảo. Để thực hiện ý đồ này, từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2011, Hằng đã có hành vi: Giả mạo trưởng phòng kinh doanh; giả danh "Giám đốc văn phòng phát triển kinh doanh khu vực Quảng Ninh"... Hằng lôi kéo chồng là Nguyễn Văn Hùng cùng một số đối tượng làm thuê trong hiệu tóc của Hùng thành đội ngũ nhân viên tiếp thị, giả mạo đại lý của Prudential... Chiêu bài cơ bản là tiếp thị người dân mua lại các hợp đồng bảo hiểm của người mua trước đã hủy ngang nhằm duy trì tiếp, đến khi đáo hạn sẽ được hưởng toàn bộ giá trị hợp đồng với lãi suất từ 50-53%.

 

Việt Nguyễn

Từ khoá: gia bảo hiểm nhân thọ quản lý doanh nghiệp bão bảo hiểm bảo hiểm prudential hãng bảo hiểm nhân thọ đồng bảo hiểm hãng bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm bồi thường quảng ninh tham gia bảo hiểm prudential người tham gia bảo hiểm yêu cầu bồi thường

Vụ tai nạn máy bay tại Lào: công ty bảo hiểm của Việt Nam vào cuộc

(ĐTCK) Trong vụ máy bay ATR72-600 của Lao Airlines bị tại nạn, có một chi tiết đáng chú ý đó là công ty con của BIC, chính là đơn vị bảo hiểm cho Lao Airlines.

    Tin từ Công ty bảo hiểm BIC cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về tai nạn, máy bay ATR72-600 của Lao Airlines mang số hiệu QV301 lãnh đạo BIC - Công ty mẹ của Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI)  cũng đã bay từ Việt Nam sang Lào để cùng phối hợp với các bên liên quan giải quyết vụ việc.

    Trước đó, LVI đã cử lãnh đạo, cán bộ có thẩm quyền tiếp cận hiện trường tại Pakse để phối hợp với cơ quan chức năng cùng giải quyết tổn thất. Lao Airlines là khách hàng của LVI - là công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Bảo hiểm  BIDV (BIC) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), chiếc máy bay ATR 72 gặp nạn là máy bay thế hệ mới, được đưa vào khai thác từ tháng 3/2013.

    Công việc cấp bách đang được Lao Airlines và các cơ quan chức năng tập trung giải quyết là tìm kiếm thi thể nạn nhân, liên hệ và hỗ trợ người thân đến hiện trường, hỗ trợ mai táng chu đáo cho các nạn nhân tử nạn. Tuy là chuyến bay nội địa nhưng đa số hành khách là người nước ngoài, vì vậy quá trình giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn.

    Hãng hàng không quốc gia Lào (Lao Airlines) đã lựa chọn LVI là nhà bảo hiểm cho hầu hết các máy bay trong đội bay với các loại hình bảo hiểm: thân máy bay, phụ tùng thay thế, trách nhiệm người thứ ba (bao gồm cả hành khách, phi hành đoàn, hành lý, hàng hóa ký gửi,...). Với sự hợp tác, hỗ trợ của công ty môi giới, tái bảo hiểm chuyên nghiệp, LVI đã thực hiện thu xếp chương trình bảo hiểm theo đúng chuẩn quốc tế cho đội tàu bay của Lao Airlines.

    Theo thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng của Lào, khoảng 16h00 ngày 16/10/2013, máy bay ATR72-600 củahttp://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/iControl/bosoanthao/editor/images/spacer.gif Lao Airlines mang số hiệu QV301 trong quá trình hạ cánh đã gặp sự cố lao xuống sông Mekong, cách sân bay Pakse, tỉnh Champasak (Lào) khoảng 8 km. Theo thông tin từ Lao Airlines, đã có 49 người thiệt mạng gồm cả phi hành đoàn, trong đó có 2 người Việt Nam và 1 người Canada gốc Việt.

     

Từ khoá: vi bảo hiểm giải quyết thông tin bic bảo hiểm công ty môi giới bảo hiểm lào việt môi giới tái bảo hiểm người thứ ba bão chương trình bảo hiểm bảo hiểm bic lao airlines nhà bảo hiểm máy bay công ty bảo hiểm công ty công ty bảo hiểm bic tái bảo hiểm lvi

Hiểm họa từ smartphone cao cấp xách tay

>> Thẩm mỹ Hàn Quốc

> iPhone 5S đồng loạt tăng giá tại Việt Nam

TPO - Người Việt không lạ với những smartphone cao cấp hàng xách tay, đặc biệt là iPhone đời mới, nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hiểm họa khôn lường.

iPhone 5s hiện tại ở Việt Nam đều là hàng xách tay
iPhone 5s hiện tại ở Việt Nam đều là hàng xách tay.

Smartphone xách tay về Việt Nam khá lớn. Ưu điểm của smartphone xách tay là hàng về nhanh, thậm chí chí 1 - 2 ngày sau khi sản phẩm ra mắt tại thị trường thế giới. Đây là điều mà sản phẩm chính hãng dù cố gắng cũng rất khó đạt được.

Smartphone xách tay khiến những người đam mê công nghệ được trải nghiệm sản phẩm từ rất sớm, tất nhiên với mức giá phải trả đắt hơn khá nhiều so với thực tế.

iPhone 5s là ví dụ gần đây nhất. Ngay khi Apple chính thức bán iPhone 5s trên những thị trường chiến lược, chỉ 2 ngày sau, những chiếc iPhone mới cứng đã được mang về Việt Nam, với giá không hề rẻ.

Những ngày đầu, iPhone 5s được "hét" với giá 23 đến 25 triệu cho phiên bản 16GB màu xám và màu trắng, và còn đắt hơn với phiên bản màu vàng (trong khi giá thực tế khoảng 15 triệu đồng).

Một thời gian ngắn sau đó, giá iPhone 5s nhanh chóng giảm về mức gần thực tế hơn, do hàng xách tay về nhiều. Hiện chỉ còn iPhone 5s phiên bản màu vàng là còn ở mức giácao hơn, do nhu cầu mua nhiều.

Trong khi đó, do không có người hỏi mua, các cửa hàng nhập hàng xách tay iPhone 5c nhanh chóng hạ giá tới mức thấp hơn cả thị trường quốc tế để thu lại vốn.

Các sản phẩm xách tay cũng được cửa hàng bảo hành, nhưng chủ yếu là bảo hành trách nhiệm, thực tế không được bảo hành chính hãng, dịch vụ quan trọng mà các smartphone cao cấp rất cần đến.

Hầu hết khách hàng phải "sống chung" với những lỗi từ iPhone mới hàng xách tay, hoặc nếu nặng quá thì tìm cách bán lại. Đây cũng là rủi ro mà khách mua hàng xách tay đã biết trước, nhưng vẫn chịu vì muốn sử dụng những smartphone mới nhất trên thế giới.

iPhone 5s phải tới cuối tháng 11 mới có thể được bán chính hãng tại Việt Nam thông qua các nhà nhập khẩu chính thức, vì vậy thời điểm này người mua vẫn chỉ có thể sở hữu những chiếc iPhone mới nhất theo dạng xách tay với giá cao hơn và không được bảo hành chính hãng.

Cửa hàng trưng bày và bán đồ công nghệ của Samsung
Cửa hàng trưng bày và bán đồ công nghệ của Samsung.

Bên cạnh hàng xách tay, hàng chính hãng cũng đang phát triển khá mạnh tại Việt Nam, từ các thương hiệu lớn như Samsung, Sony, Nokia...

Những sản phẩm được phân phối chính hãng với chính sách bảo hảnh tất nhiên tốt hơn rất nhiều so với hàng xách tay.

Bên cạnh việc phân phối theo các cửa hàng bán lẻ như Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim..., những thương hiệu như Samsung, Sony cũng tự xây dựng những hệ thống shop riêng chỉ bán sản phẩm của mình, còn gọi là brandshop.

Brandshop vừa có thể trưng bày theo đúng phong cách và ý tưởng của riêng các hãng, mà còn có thể phục vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Những hãng công nghệ như Samsung, Sony còn có lợi thế hơn nhờ có sản phẩm đa dạng, không chỉ smartphone mà còn là máy ảnh và các thiết bị công nghệ, nghe nhìn khác.

Khách hàng cũng đang có xu hướng tới các cửa hàng chuyên biệt để mua sắm đồ công nghệ, bởi thường thì trước khi quyết định mua sản phẩm công nghệ, người mua đã dò hỏi và quyết định thương hiệu mình sẽ mua hàng từ trước.

Samsung, ông lớn tới từ Hàn Quốc, hiện được đánh giá cao hơn Apple về mặt sản phẩm và đặc biệt là khả năng phân phối. Những sản phẩm của Samsung được tung ra theo chiến lược dày đặc, phủ sóng rộng lớn trên toàn thế giới qua các hệ thống bán lẻ và các cửa hàng chuyên biệt.

Sản phẩm mới nhất của Samsung là Galaxy Note 3 ra mắt đồng loạt trên hầu hết các thị trường trên thế giới, khiến hiện tượng xách tay hầu như không xảy ra, tạo ưu điểm về giá và bảo hành hơn so với Apple.

Samsung Galaxy Note 3
Samsung Galaxy Note 3.

Galaxy Note 3 được thiết kế lại cao cấp và ấn tượng hơn với lưng ốp da. Bút S-Pen cũng là điểm mà nhiều người yêu thích.

Màn hình 5,7 inch Full HD, camera sau 13 megapixel, bộ vi xử lý lõi tứ Snapdragon 800, RAM dung lượng 3GB cùng pin dung lượng 3.200mAh là những điểm đáng chú ý.

Mức giá của Galaxy Note 3 là 17 triệu, bảo hành 12 tháng và đặc biệt là bảo hiểm rơi vỡ, nước trong 12 tháng, một điều khá đặc biệt và là lợi thế lớn của Samsung khi cạnh tranh trên thị trường nói chung và với hàng xách tay nói riêng.

Với đồ công nghệ, việc bán hàng với giá chuẩn và có chính sách bảo hành tốt vẫn là điểm cốt yếu, đó là những điểm mà hàng xách tay không thể có. Nếu mua sớm, hãy mạo hiểm chọn hàng xách tay, còn nếu muốn có một sự lựa chọn an toàn và hài lòng, hàng chính hãng là lựa chọn hợp lý hơn.

Tô Tùng

Từ khoá: sản phẩm mới sản phẩm bảo hành thương hiệu khách hàng việt nam chăm sóc khách hàng thị trường công nghệ sản phẩm đa dạng thế giới bão thị trường quốc tế sony gia

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nông nghiệp, nông thôn

Sáng qua 17/10, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), trong khuôn khổ hội thảo giải pháp cho vay nông nghiệp, nông thôn (NNNT) có bảo hiểm lãi suất tại ĐBSCL, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Tổng Cty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Hội cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang đã ký kết triển khai chương trình 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đã NNNT có bảo hiểm (BH) lãi suất.

Hội thảo do Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN), LienVietPostBank, Báo Nhân Dân phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện. Chương trình 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi NNNT có bảo hiểm lãi suất do LienVietPostBank đề xướng và triển khai thông qua việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa 3 bên gồm: LienVietPostBank, PTI và Hội cựu chiến binh các tỉnh, thành ĐBSCL.

Đại diện LienVietPostBank, PTI và Hội cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang ký kết triển khai chương trình 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đã NNNT có bảo hiểm lãi suất

Theo đó, 3 bên cam kết sẽ phát huy thế mạnh của mình, cùng nhau hỗ trợ để thúc đẩy việc thực hiện đề án, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho NNNT khu vực ĐBSCL. Chương trình hướng tới 3 mục tiêu chính là: góp phần tăng hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp tại ĐBSCL, tăng dư nợ cho vay với nông dân và tăng số hộ được vay vốn.

Theo đề án triển khai, PTI sẽ đứng ra BH miễn phí toàn bộ lãi suất tiền vay cho các đối tượng thuộc chương trình. Cụ thể PTI sẽ hỗ trợ khách hàng vay vốn thông qua việc miễn phí dịch vụ tham gia BH lãi vay và chi trả phần BH trong trường hợp khách hàng là hộ nông dân gặp khó khăn khách quan như: thiên tai, chủ hộ nông dân bị tai nạn dẫn đến thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, mặc dù GDP ngành nông nghiệp (NN) chỉ chiếm khoảng 20% GDP của cả nước, nhưng lại là ngành quan trọng, có vai trò là bệ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính nhờ sự phát triển ổn định của ngành NN, nhất là đối với những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh đã giúp cho nền kinh tế trụ vững trong bối cảnh khủng hoảng.

Mặc dù vậy, các chính sách cho NN, tín dụng cho NN thời gian qua lại chưa tương xứng với những gì mà NNNT đã đóng góp cho đất nước. Vì vậy, hội thảo đặt ra là phải có cơ chế tín dụng mới cho NN, sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trong đó, tập trung vào 3 vấn đề chiến lược là: Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi phục vụ phát triển SX; Đào tạo, nâng cao trình độ cho người nông dân, giúp họ nắm bắt được KHKT, nâng cao năng suất lao động; Tổ chức lại SX, theo hướng tập trung, SX hàng hóa lớn...

Thống đốc đề nghị: "Các ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa sản phẩm phục vụ NNNT, liên kết với các đơn vị BH để triển khai các dịch vụ, ban đầu có thể là BH lãi suất, sau đó là BH cả gốc và lãi. Cách làm này vừa giúp nông dân an tâm SX vừa giúp ngân hàng được an toàn, vì không sợ mất vốn khi nông dân gặp rủi ro".

TGĐ Cty CP BVTV An Giang Huỳnh Văn Thòn cho biết, nông dân ĐBSCL hiện nay đang gặp phải 4 khó khăn lớn trong SX, đó là: thiếu vốn, thiếu nơi cung ứng vật tư đầu vào tin cậy, thiếu KHCN và đầu ra bấp bênh. Chương trình CĐML mà Cty CP BVTV An Giang nỗ lực xây dựng mấy năm qua chính là giải quyết những khó khăn trên cho nông dân, giúp vốn (thông qua đầu tư) để nông dân có điều kiện SX.

Đưa cán bộ kỹ thuật về cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân, giúp họ có được quy trình SX an toàn, hiệu quả. Cuối cùng là giải quyết đầu ra cho nông dân, phân chia lại lợi nhuận một cách hợp lý. Với mô hình CĐML, DN chính là nơi hấp thụ vốn của ngân hàng, sau đó đầu tư cho nông dân.

Cũng tại hội nghị, nhiều đại biểu đã mổ xẻ những bất cập trong chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) hiện nay. PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho rằng, BHNN luôn tồn tại "tình thế tiến thoái lưỡng nan", khi ít rủi ro thì nông dân không muốn tham gia BH nhưng khi rủi ro nhiều thì DN lại không dám nhận.

Thực tế điều tra tại những tỉnh thí điểm BHNN thời gian qua cho thấy, nhu cầu BHNN là rất lớn. Tuy nhiên, nông dân chưa mặn mà tham gia là do phải đóng phí cao và không tin tưởng khi gặp rủi ro sẽ được DN bồi thường.

Trong khi đó, DN BH cũng ngán ngại do lĩnh vực nông nghiệp rủi ro cao (thực tế BH tôm nuôi vừa qua DN bị lỗ, tiền bồi thường cao hơn rất nhiều so với phí thu được, trong đó có cả nghi vấn trục lợi BH). Yêu cầu BHNN là quy mô SX phải lớn, quy trình SX phải chuẩn nhưng thực tế nông dân chưa đáp ứng được. Đây chính là rào cản đối với thị trường BHNN ở Việt Nam hiện nay.

Một số đại biểu cho rằng, thay vì hỗ trợ các chương trình xã hội thì nên hỗ trợ nông dân tham gia BHNN sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Khi SX được bảo hiểm, ngân hàng sẽ mạnh dạn cho nông dân vay vốn, nguồn tín dụng đổ về nông thôn sẽ tăng lên.

TS Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank đã đề xuất 8 kiến nghị đột phá để nguồn tín dụng "chảy" vào nông thôn nhiều hơn. Trong đó có những kiến nghị được chú ý như: đẩy mạnh việc tích tụ đất đai; có chính sách cho thuê đất lâu hơn (100 năm thay cho 49 năm như hiện nay); thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực NNNT; ưu đãi thuế cho các DN đầu tư vào CĐML và nâng cao chuỗi giá trị; mở rộng mạng lưới ngân hàng phục vụ NNNT và có cơ chế khuyến khích BH và BH từ thiện cho vốn vay.

Từ khoá: tín dụng pti nền kinh tế hội thảo tiền bồi thường triển khai bão khó khăn gia người nông dân bảo hiểm ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm nông thôn bảo hiểm bưu điện vay vốn năng suất lao động kinh tế bảo hiểm nông nghiệp thương tật vĩnh viễn bhnn nông nghiệp nông dân thí điểm bảo hiểm hiệu quả

Học sinh khai báo tên giả khi vi phạm giao thông

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo 197 Hà Nội sáng 17.10, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Hiệp Thống cho biết, 3 tháng qua, nhiều học sinh (HS) đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm (MBH) đã bị CSGT nhắc nhở và yêu cầu khai tên để gửi giấy báo về trường nhưng chỉ có 2 trong số 52 HS khai tên thật.

Trưởng phòng CSGT TP Đào Vịnh Thắng cũng cho biết, HS đi xe đạp điện không đội MBH, lạng lách đánh võng, đua xe gây mất an toàn giao thông khá phổ biến. CSGT đã mở đợt cao điểm xử phạt, song rất khó xử lý HS vì các em thường nói dối, nài nỉ để bị giữ xe.

Thúy Hà

>> Mạnh tay với người điều khiển xe đạp điện vi phạm giao thông

>> Hà Nội kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm giao thông

>> Xử lý 6.000 trường hợp vi phạm giao thông

>> Sẽ xử phạt vi phạm giao thông qua tài khoản

Từ khoá: vi phạm an toàn giao thông xử phạt giao thông csgt

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Viện phí lại nhấp nhổm tăng

SGTT.VN - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định vừa có văn bản thông báo ý kiến của phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý lộ trình tăng viện phí do bộ Y tế xây dựng, trình Chính phủ.

Theo đó, phó Thủ tướng giao bộ Y tế, bộ Tài chính xây dựng định mức nhân lực từng ca phẫu thuật, thủ thuật, làm căn cứ để liên bộ Y tế - Tài chính có hướng dẫn mức chi trả. Phó Thủ tướng cũng giao bộ Lao động - thương binh và xã hội xây dựng định mức tiền lương cho thầy thuốc theo hạng bệnh viện. Lần điều chỉnh gần đây nhất có 407 dịch vụ mới tăng giá giữa năm 2012 mới tính 3/7 yếu tố.

Ngày 15.10, ông Nguyễn Nam Liên, vụ phó vụ Kế hoạch tài chính (bộ Y tế) cho biết, mục tiêu của điều chỉnh viện phí theo hướng tính đủ chi phí để thực hiện chủ trương cải cách tài chính công: chuyển dần ngân sách chi thường xuyên cấp cho bệnh viện sang hỗ trợ người thụ hưởng thông qua việc mua hoặc hỗ trợ một phần để mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng mà Nhà nước cần đảm bảo như người có công, chính sách xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới sáu tuổi... Theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ thì giai đoạn 2014 - 2015: ngoài các chi phí như năm 2013 được tính thêm chi phí về tiền lương 20 - 30% quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và TP.HCM; 30 - 50% quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến Trung ương và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại; khấu hao trang thiết bị trực tiếp thực hiện dịch vụ; chi phí quản lý, vận hành bệnh viện... Sau năm 2018, tính đầy đủ chi phí để thực hiện dịch vụ. Như vậy năm 2014 chỉ tính một phần tiền lương, khấu hao, chi phí quản lý vào giá đối với các bệnh viện tỉnh, Trung ương.

Về phía các bệnh viện, hiện cũng chưa nhận được thông báo nào từ bộ Y tế. Tuy nhiên, tại phiên họp tại uỷ ban Các vấn đề của Quốc hội để thẩm tra dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế cuối tháng 9 vừa qua, phía Bảo hiểm xã hội lo lắng năm 2015, tần suất khám chữa bệnh của người mua bảo hiểm y tế cao, cơ cấu bệnh tật ngày càng phức tạp, thuốc men, kỹ thuật y tế ngày càng hiện đại, đòi hỏi chi phí lớn, nên quỹ có nguy cơ mất cân đối.

Bộ Tài chính cũng "than" với mức đóng quỹ và tiền lương hiện nay, thì đến năm 2013, quỹ bắt đầu âm khoảng 800 tỉ đồng. Trong khi đó, bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa thực sự thu hút vì chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu, do giá dịch vụ y tế 18 năm qua quá thấp, không phù hợp. Còn trong thực tế, sau gần một năm điều chỉnh viện phí, những cơ sở đã điều chỉnh chất lượng vẫn chưa tăng. Tình trạng quá tải, chất lượng khám chữa bệnh chưa tốt... vẫn bị người bệnh than phiền. Bằng chứng là trong năm qua, hàng loạt các sự cố trong ngành y tế được phanh phui.

Từ khoá: bệnh viện trang thiết bị mua bảo hiểm chính phủ xây dựng chi phí luật bảo hiểm chi phí quản lý bộ tài chính thủ tướng chất lượng bão kế hoạch tài chính bảo hiểm dịch vụ tài chính bảo hiểm xã hội chữa bệnh gia khám chữa bệnh người mua bảo hiểm

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

VietinAviva - Vươn tới tầm xa

(ĐTCK) Ngày 18/10/2011, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ VietinBank Aviva (VietinAviva), liên doanh giữa Vietinbank và Aviva - Tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Anh chính thức gia nhập thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.

    Trong vòng 2 năm qua, Công ty đã không ngừng nỗ lực và kiên định theo đuổi chiến lược kinh doanh riêng biệt và đặc thù của mình trong việc phát triển kênh bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) - một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

    Nhân sự kiện Công ty tròn 2 năm tuổi, Báo Đầu tư Chứng khoán điện tử xin trích đăng một số ý kiến chia sẻ của lãnh đạo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, lãnh đạo VietinBank và lãnh đạo Aviva châu Á.

     

    Tôi tin tưởng VietinAviva sẽ dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bancassurance

    Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)

     

    Trải qua 2 năm hoạt động, VietinAviva đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, doanh số phí bảo hiểm tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, từng bước ổn định tổ chức, xây dựng mô hình kinh doanh và các chính sách, sản phẩm bảo hiểm, thúc đẩy bán hàng, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và tạo dựng được nền tảng công nghệ thông tin đi vào hoạt động hiệu quả.

    Nhân dịp kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Công ty, thay mặt cho Ban lãnh đạo VietinBank, tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ nhân viên của VietinAviva.

    Tôi tin tưởng  rằng, với nỗ lực phấn đấu không ngừng, vượt qua mọi khó khăn thách thức, nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, chất lượng hiệu quả hoạt động, không ngừng phát triển lớn mạnh, VietinAviva sẽ trở thành công ty dẫn đầu trên thị trường trong lĩnh vực bancassurance, xứng đáng là một trong những bộ phận quan trọng trong tiến trình phát triển của Tập đoàn VietinBank trong tương lai.

     

    Hy vọng VietinAviva sẽ phát triển mạnh mẽ

    Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI)

     

    Hai năm qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lại lựa chọn hướng đi rất đặc thù là kinh doanh bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng - hình thức phân phối chưa thực sự phát triển tại Việt Nam, song tôi nhận thấy, VietinAviva đã có những bước đi rất vững chắc và riêng biệt trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

    Tôi tin rằng, với tiềm lực tài chính vững mạnh và kinh nghiệm hoạt động lâu dài của 2 bên đối tác liên doanh là VietinBank và Tập đoàn Bảo hiểm Aviva, VietinAviva sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và đột phá trong những năm tới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung.

    Xin chúc Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Công ty sức khỏe và thành công trên con đường đưa VietinAviva trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu trong lĩnh vực bancassurance.

    Thay mặt cho AVI, tôi xin gửi lời chúc mừng tới Công ty Bảo hiểm nhân thọ VietinAviva nhân dịp Công ty kỷ niệm tròn 2 năm thành lập.

     

    Kỳ vọng mang lại nhiều động lực và năng lượng trong tương lai

    Ông Khor Hock Seng, Tổng giám đốc Aviva ghâu Á

     

    Ngày 18/10/2011, hai định chế tài chính hàng đầu VietinBank và Tập đoàn bảo hiểm Aviva đã tập hợp lực lượng để thành lập một liên doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, tập trung vào bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng.

    Nhân sự kiện 2 năm thành lập liên doanh, thay mặt Tập đoàn Aviva, tôi xin chúc mừng Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân sự tuyệt vời của VietinAviva vì những thành tích trong giai đoạn thành lập liên doanh, cảm ơn các bạn đã cho chúng tôi thấy niềm say mê và hứng khởi trong việc mang tới những sản phẩm giá trị cho thị trường.

    Chúng tôi mong đợi một bước tiến mới trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên và dịp kỷ niệm này sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều động lực và năng lượng trong tương lai.

     

    VietinAviva là sự kết hợp giữa kinh nghiệm quốc tế và chất lượng toàn cầu của Aviva - một trong những tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới với mạng lưới rộng khắp tại Việt Nam của ngân hàng Công thương Việt Nam. VietinAviva được thành lập vào ngày 18/10/2011 và hiện đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm linh hoạt và đa dạng theo nhu cầu khách hàng.

Từ khoá: đầu tư chứng khoán thành lập công ty phát triển bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm hiệp hội bảo hiểm công ty bảo hiểm thị trường bảo hiểm nhân thọ nhân thọ vietinbank thành công việt nam kinh doanh bảo hiểm tổng thư ký liên doanh tổng giám đốc bán bảo hiểm vietinaviva bancassurance aviva hiệp hội bảo hiểm việt nam tương lai công ty ngân hàng công nghệ thông tin thị trường bảo hiểm công ty bảo hiểm nhân thọ sản phẩm bảo hiểm phí bảo hiểm dẫn đầu thị trường tập đoàn sản phẩm ngân hàng công thương việt nam kinh doanh thị trường bão phùng đắc lộc tập đoàn bảo hiểm chiến lược phát triển

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Nạn nhân vụ nổ nhà máy pháo hoa được bảo hiểm

Nạn nhân vụ nổ nhà máy pháo hoa được bảo hiểm

Trường Nam

(TBKTSG Online) - Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt - đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bảo Việt cho biết, doanh nghiệp này đã có hợp đồng dịch vụ bảo hiểm cho trên 3.000 cán bộ nhân viên Xí nghiệp thuốc nổ - pháo hoa, Nhà máy Z121 với�ng»' tiền bảo hiểm gg»'c là 20 triệu Ä'á»"ng/người.

Vụ nổ lá»›n vào lúc 7 giờ 50 phút ngày 12-10 tại kho pháo hoa Xí nghiệp thuá»'c nổ - pháo hoa, Nhà máy Z121 - Phú Thọ, cÅ©ng là nhà máy duy nhất trong nÆ°á»›c³ngº£n xuất pháo hoa, Ä'ã gây thÆ°Æ¡ng vong lá»›n về người và tài³ngº£n.

Theo công bá»' ban Ä'ầu, Ä'ã có hÆ¡n 20 người chết, trong Ä'ó 19 là công nhân viên của nhà máy Z121 và ng»' người bị thÆ°Æ¡ng là gần 100, nhiều trường hợp bị thÆ°Æ¡ng nặng Ä'ang Ä'ược Ä'iều trị.

Trao Ä'ổi vá»›i TBKTSG Online, Ä'ại diện Bảo Việt cho biết, nhanh nhất là thứ Hai tá»›i (14-10-2013), doanh nghiêp này có thể tạm ứng chi trả bảo hiểm cho các trường hợp bị thÆ°Æ¡ng và gia Ä'ình - thân nhân những người bị thiệt mạng.

Ngay sau khi nhận Ä'ược tin, Bảo Việt làm việc vá»›i Ban lãnh Ä'ạo Nhà máy Z121 Ä'ể nắm bắt thông tin, nhằm phg»'i hợp khắc phg»¥c³ng»± cá»' và khẩn trÆ°Æ¡ng giải quyết chi trả bảo hiểm cho các trường hợp bị chết và bị thÆ°Æ¡ng. Tuy nhiên, tại thời Ä'iểm này, Ä'ể phg»¥c³vụ công tác khắc phg»¥c³hậu quả và công tác Ä'iều tra nguyên nhân cháy nổ, nên hiện trường Ä'ang Ä'ược bảo vệ nghiêm ngặt, vì vậy việc nắm bắt thông tin về thiệt hại thá»±c tế cần thêm thời gian. Việc chi trả bảo hiểm ngº½ Ä'ược Bảo Việt thá»±c hiện nhanh, theo mức thiệt hại của từng trường hợp.

Vụ nổ lá»›n Ä'ã làm toàn bá»™ dây chuyền ngº£n xuất và kho pháo hoa Xí nghiệp thuá»'c nổ - pháo hoa bị cháy sập, má»™t sá»' công trình nhà xưởng bị hÆ° hỏng, nhiều nhà dân xung quanh bị hÆ° hại.

Hơn 3.000 công nhân Xí nghiệp Thuốc nổ - pháo hoa, Nhà máy Z121 được bảo hiểm tại Bảo Việt

(HNMO) - Như tin HNMO đã đưa, kho pháo hoa tại Xí nghiệp Thuốc nổ - pháo hoa, Nhà máy Z121 - Phú Thọ đã xảy ra cháy nổ vào lúc 07h50' ngày 12/10/2013.

 

Cấp cứu cho những người bị nạn. Ảnh: báo Phú Thọ.
Cấp cứu cho những người bị nạn. Ảnh: báo Phú Thọ.

Được biết, đã có nhiều người chết và bị thương là công nhân viên của nhà máy Z121 và toàn bộ dây chuyền sản xuất và kho pháo hoa của xí nghiệp bị cháy sập; một số công trình nhà xưởng bị hư hỏng; nhiều nhà dân xung quanh bị hư hại. Hiện đám cháy đã được khống chế và công tác cứu hộ vẫn đang được huy động khẩn trương, tối đa.

Theo Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt - đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bảo Việt, doanh nghiệp này đã bảo hiểm cho hơn 3.000 cán bộ, nhân viên xí nghiệp Thuốc nổ - pháo hoa, Nhà máy Z121 với số tiền bảo hiểm là 20 triệu đồng/người.

Chia sẻ với những mất mát của người dân Phú Thọ nói chung và thân nhân của công nhân nhà máy nói riêng, Bảo Việt đã kịp thời cử cán bộ quản lý cao cấp chủ động liên hệ, làm việc với Ban lãnh đạo Nhà máy 121 để nắm bắt thông tin, nhằm phối hợp để khắc phục sự cố và khẩn trương lên phương án chi trả bảo hiểm cho các trường hợp nạn nhân bị chết và bị thương.

Đại diện Bảo Việt cho biết, Bảo Việt sẽ tiến hành tạm ứng chi trả bảo hiểm cho các trường hợp nạn nhân bị thương và gia đình - thân nhân những người không may mắn bị thiệt mạng trong thời gian sớm nhất. Việc chi trả bảo hiểm cho thiệt hại của vụ nổ này sẽ được Bảo Việt thực hiện hết sức khẩn trương và đảm bảo tối đa quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Tại thời điểm này, để phục vụ công tác khắc phục hậu quả và công tác điều tra nguyên nhân cháy nổ, hiện trường và xung quanh hiện trường đang được bảo vệ nghiêm ngặt, nên việc nắm bắt thông tin về thiệt hại thực tế cần thêm thời gian và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trong thời gian sớm nhất.

Được biết Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) là nơi duy nhất trong nước sản xuất và cung cấp pháo hoa để phục vụ những ngày đại lễ.

Từ khoá: bão công ty bảo hiểm bảo hiểm bảo việt nhà máy khắc phục hậu quả công ty bảo hiểm bảo việt bảo việt thông tin tham gia bảo hiểm tiền bảo hiểm tập đoàn bảo việt người tham gia bảo hiểm chi trả bảo hiểm bị thương số tiền bảo hiểm xí nghiệp tổng công ty bảo hiểm bảo việt bảo hiểm thiệt hại thực tế

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Dỡ nhà ông chủ để bán ve chai trừ nợ lương

Khoảng 180 công nhân ở TP.HCM đã tụ tập đòi dỡ nhà xưởng của ông chủ người Hàn Quốc để bán... "ve chai" nhằm cấn trừ tiền nợ lương.

» Vay tiền không được, ra tay sát hại ông chủ

» Chó cắn nhau, ông chủ tức tối xách kiếm chém người

» Sau chầu nhậu, chủ chết, người làm ra tòa

Sáng 9/10, trong một nỗ lực gần như vô vọng, khoảng 180 công nhân Cty TNHH Kyung Sung Vina (100% vốn Hàn Quốc, chuyên may gia công, địa chỉ ở xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã tụ tập đòi dỡ nhà xưởng của ông chủ người Hàn Quốc, khiêng các máy móc, thiết bị để bán... "ve chai" nhằm cấn trừ tiền nợ lương.

Cty Kyung Sung Vina do ông Jung Young Woo (người Hàn Quốc) làm Giám đốc, cũng là đại diện theo pháp luật. Như đã thông tin, từ thời điểm tháng 7/2013, Cty này đã chậm trả lương công nhân (CN), đồng thời liên tục hứa rồi thất hứa khiến CN phải ngừng việc, đình công. Đỉnh điểm là vào đầu tháng 9, mọi hoạt động tại Cty đều đình trệ do Cty không thể trả lương theo đúng hẹn.

 Công nhân Cty Kyung Sung Vina cần tiền giải quyết khó khăn trước mắt
Công nhân Cty Kyung Sung Vina cần tiền giải quyết khó khăn trước mắt 

Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng và tập thể CN, bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Trưởng phòng Nhân sự, người được giao quản lý Cty cho biết, ông Jung Young Woo làm Giám đốc và đại diện theo pháp luật, bà Oanh chỉ là người làm thuê. 

Gần cả năm nay ông này không hề có mặt ở Việt Nam mà chỉ điều khiển công việc từ xa thông qua... điện thoại. Trước áp lực của CN, bà Oanh đã nhiều lần điện thoại cho ông Woo để báo cáo tình hình thì không liên lạc được nữa? Hiện Cty đang nợ lương 180 CN tổng cộng là 725 triệu đồng, nợ BHXH 160 triệu đồng.

Bà Bùi Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hóc Môn cho biết, phía cơ sở đã báo cáo vụ việc lên LĐLĐ TP. Ngoài ra, UBND huyện Hóc Môn đã chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và xã hội (LĐTBXH) huyện báo cáo về Sở LĐTBXH để đề nghị Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM mời ông Jung Young Woo sang Việt Nam giải quyết.

Trước tình trạng Cty không có người quản lý, CN đã tự lên danh sách, thống kê tài sản và tự niêm phong giao cho bộ phận bảo vệ canh gác nhằm tránh trường hợp tẩu tán tài sản. Buổi niêm phong tài sản có mặt Đoàn công tác gồm Phòng LĐTBXH, LĐLĐ và Công an huyện Hóc Môn tham dự nhưng là để... chứng kiến, mọi việc đều do CN tự làm. Sau đó 180 CN đã tổ chức kéo nhau lên UBND huyện Hóc Môn để đề nghị can thiệp.

Thế nhưng, ai đó lại hướng dẫn CN làm đơn khởi kiện để nộp lên TAND huyện Hóc Môn. Hàng trăm CN đổ xô đi mua đơn tại Tòa án Hóc Môn với giá mỗi tờ 5.000 đồng. Đáng nói, sau khi tiếp nhận đơn kiện của CN, đại diện Tòa án Hóc Môn đã hẹn CN đến ngày 4/10 quay lại để trả lời. Đúng hẹn, hàng trăm CN trở lại thì được một cán bộ Tòa "động viên" là cứ... về đi.

Đúng sáng 9/10, tức  sau khoảng gần một tháng chạy đôn đáo khắp nơi và đợi chờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong vô vọng, hàng trăm CN đã tổ chức "truy lùng" bà Nguyễn Thị Kim Oanh - nguyên Trưởng phòng Nhân sự Cty để đòi lương, khiến vụ việc càng thêm phức tạp. Đến chiều cùng ngày, các CN đã tụ tập bàn nhau sẽ quay trở về Cty cũ dỡ nhà xưởng của ông chủ người Hàn Quốc, khiêng các máy móc, thiết bị để bán... "ve chai" nhằm cấn trừ tiền nợ lương.

Theo phản ánh của CN, lý do họ phải hành động như vậy là bởi đã quá mệt mỏi với sự chờ đợi được nhận sự can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ từ phía các ngành chức năng. Nhiều CN cho rằng, do không được trả lương gần 3 tháng trời, cộng với thời gian chờ đợi vừa qua họ đã phải chạy vạy khắp nơi để có tiền sống qua ngày.

Đáng lý ra với trường hợp chủ DN bỏ trốn thế này TP cần phải nhanh chóng vận dụng các chính sách hiện có để hỗ trợ CN, hoặc ít ra cũng phải khẩn trương giải quyết, thanh lý số tài sản mà chủ DN bỏ trốn để lại để trả lương CN và chốt sổ BHXH cho họ.  

» Vay tiền không được, ra tay sát hại ông chủ

» Chó cắn nhau, ông chủ tức tối xách kiếm chém người

» Sau chầu nhậu, chủ chết, người làm ra tòa

Theo PLVN

Từ khoá: công nhân bão hàn quốc tài sản giải quyết

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Dai-ichi Life Việt Nam triển khai dòng sản phẩm Bảo hiểm Hưu trí

Dai-ichi Life Việt Nam là công ty BHNT đầu tiên triển khai dòng sản phẩm Bảo hiểm Hưu trí dành cho cá nhân và Bảo hiểm Hưu trí dành cho doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.

Hưởng ứng đề án thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện và triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện của Bộ Tài chính, Công ty Bảo hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam ("Dai-ichi Life Việt Nam") tự hào là công ty BHNT đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Tài chính chấp thuận cho việc giới thiệu dòng sản phẩm bảo hiểm hưu trí dành cho cá nhân "An Nhàn Hưu Trí" và bảo hiểm hưu trí dành cho doanh nghiệp "Hưng Nghiệp Hưu Trí" với những quyền lợi ưu việt đến người lao động Việt Nam ngay từ ngày 15.10 khi Thông tư về Bảo hiểm hưu trí tự nguyện bắt đầu có hiệu lực.

Ông Takashi Fujii, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam, là khách hàng đầu tiên tham gia sản phẩm "An Nhàn Hưu Trí".

Ông chia sẻ: "Một xã hội vững mạnh, phát triển phải dựa trên nền tảng bảo hiểm và chính sách an sinh xã hội cho toàn dân. Việt Nam đang ở thời điểm dân số vàng với hơn 50 triệu người ở độ tuổi lao động và mức thu nhập ngày càng nâng cao. Trong 20 năm nữa, dự kiến dân số Việt Nam sẽ già đi rất nhanh. Tôi tin rằng phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí vào thời điểm này chính là một hướng đi đúng đắn nhằm tạo cơ hội cho người dân tham gia để có thêm nguồn thu nhập ổn định trong tương lai khi đến tuổi về hưu và việc giới thiệu bảo hiểm hưu trí này nằm trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Dai-ichi Life Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng trong từng giai đọan của cuộc sống. Bản thân tôi rất thích và đã chọn mua sản phẩm này cho cá nhân mình, không chỉ vì các quyền lợi ưu việt, mà còn cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của sản phẩm đối với an sinh xã hội tại Việt Nam vì nó tạo cơ hội cho mọi người, từ nhân viên văn phòng đến người lao động tự do như nông dân, tiểu thương, doanh nhân được đảm bảo cuộc sống tốt hơn, chất lượng hơn trong những năm tháng về hưu".

Nhân dịp này, ông Takashi Fujii cám ơn Bộ Tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty được triển khai một sản phẩm bảo hiểm ý nghĩa cho người dân nói riêng, cũng như cho nền kinh tế và cho sự phát triển an sinh xã hội của đất nước nói chung.

"Chúng tôi tự hào là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trong số ít các công ty bảo hiểm nhân thọ trong thị trường đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của Bộ Tài chính về nguồn tài chính, hệ thống quản lý và nguồn nhân lực để giới thiệu mô hình bảo hiểm hưu trí mới này đến người dân Việt Nam. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, kinh nghiệm hơn 100 năm quản lý, đầu tư và điều hành các quỹ hưu trí của công ty mẹ tại Nhật Bản, là nước có tỉ lệ người cao tuổi lớn nhất thế giới, chúng tôi rất tin tưởng dòng bảo hiểm hưu trí tự nguyện sau khi ra mắt sẽ mở ra cơ hội cho lãnh đạo các doanh nghiệp và người lao động tại Việt Nam được tiếp cận một loại hình bảo hiểm mới thật sự cần thiết trong xã hội. Việc giới thiệu dòng sản phẩm bảo hiểm hưu trí đòi hỏi các công ty BHNT phải có tầm nhìn và chiến lược dài hạn, do đó trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chủ yếu tập trung công tác huấn luyện nguồn nhân lực và triển khai từng bước tại các thành phố lớn để thăm dò thị trường", ông nói thêm.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Từ khoá: công ty bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm nhân thọ dai-ichi mức thu nhập tài chính doanh nghiệp bảo hiểm công ty loại hình bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm phát triển việt nam thị trường việt nam bhnt nhu cầu tài chính triển khai sản phẩm người dân dai-ichi công ty bảo hiểm nhân thọ dai-ichi việt nam mô hình bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm nền kinh tế đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm hưu trí bộ tài chính cá nhân dai-ichi life lao động quyền lợi ưu việt người cao tuổi thị trường công ty bảo hiểm nhân thọ dai-ichi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bão triển khai tổng giám đốc tự nguyện công ty bảo hiểm người lao động nhân thọ

Xuất trình giấy hẹn nhận thẻ BHYT có được giảm viện phí?

PN - Hỏi: Tôi mua bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa đến ngày cấp thẻ. Nếu tôi xuất trình giấy hẹn nhận thẻ thì có được xét giảm viện phí không?

Bình An (P.14, Q.Bình Thạnh)

Trả lời: Về nguyên tắc, người tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT mới được xét giảm viện phí theo quy định của pháp luật về BHYT.

Tuy nhiên, mới đây, theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN thì những trường hợp đã đăng ký mua BHYT hoặc trong diện được cấp thẻ nhưng chưa được nhận thẻ vào thời điểm khám chữa bệnh sẽ được cơ quan BHXH địa phương hoàn trả viện phí theo quy định.

Theo đó, các trường hợp được hoàn trả viện phí nếu đã đăng ký mua thẻ BHYT hoặc trong diện được cấp thẻ BHYT nhưng chưa nhận được thẻ vào thời điểm khám chữa bệnh, bao gồm: cấp lại thẻ BHYT khi bị mất; đổi thẻ BHYT trong trường hợp thẻ BHYT bị rách, nát, hỏng; thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Thời điểm bệnh nhân đi khám chữa bệnh phải nằm trong khoảng bảy ngày làm việc, kể từ khi người có thẻ BHYT nộp đủ hồ sơ đề nghị đổi hoặc cấp lại thẻ BHYT tại cơ quan BHXH.

Một số trường hợp khác cũng được cơ quan BHXH xem xét hoàn trả chi phí khám chữa bệnh, đó là: người thuộc diện được cấp thẻ BHYT người nghèo (có tên trong danh sách do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt), học sinh, sinh viên (có tên trong danh sách đã đóng BHYT của trường) nhưng vì lý do khách quan mà người tham gia BHYT chưa nhận được thẻ BHYT để xuất trình khi đi khám, chữa bệnh; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã nộp đủ hồ sơ theo quy định về cấp thẻ BHYT cho cơ quan BHXH nhưng sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp mà chưa nhận được thẻ BHYT; cán bộ hưu trí, mất sức, các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, người có công, thân nhân người có công đã được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT nhưng chưa nhận được thẻ do chậm trễ trong khâu cấp phát cũng được cơ quan BHXH xem xét thanh toán hoàn trả chi phí khám chữa bệnh.

Như vậy, bạn sẽ được xét hoàn trả viện phí nếu thuộc những trường hợp theo quy định nêu trên.

 LS Lê Nguyễn Thuyền Quyên (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Từ khoá: bão chữa bệnh mua bảo hiểm người lao động khám chữa bệnh bhxh quy định bảo hiểm xã hội

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

BIC bồi thường cho khách hàng bị thiệt hại do bão số 10

(ĐTCK) Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa đến thăm và trao số tiền bảo hiểm trị giá 20 triệu đồng cho gia đình anh Lê Thanh Nghị, khách hàng bị tử vong trong vụ đổ Tháp truyền thanh Đồng Hới do cơn bão Wutip gây ra.

    Anh Lê Thanh Nghị là khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và đã tham gia sản phẩm bảo hiểm cho người vay vốn BIC Bình An (thấu chi) tại Công ty BIC Bắc Trung bộ với hạn mức 20 triệu đồng.

    Ngày 5/10/2013, sau 3 ngày nhận được thông tin tổn thất của anh Nghị, BIC Bắc Trung Bộ đã hoàn thiện các thủ tục để tiến hành chi trả bồi thường cho gia đình khách hàng, kịp thời san sẻ mất mát với gia đình.

    Được biết, tại các địa bàn chịu tác động trực tiếp của cơn bão số 10 vừa qua, siêu bão đã gây ra cho BIC khoảng 24 vụ tổn thất, riêng tại tỉnh Quảng Bình có 17 vụ với số tiền bồi thường ước tính 1 tỷ đồng. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin tổn thất của Khách hàng, theo chủ trương của Tổng công ty, BIC Bắc Trung Bộ đã nhanh chóng cử cán bộ có mặt tại các địa bàn, tiếp cận khách hàng, giám định tổn thất, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục chi trả bồi thường liên quan, đồng hành cùng khách hàng khắc phục hậu quả của siêu bão.

     

Từ khoá: khắc phục hậu quả thông tin công ty bic bão bic số tiền bảo hiểm bảo hiểm công ty bảo hiểm bidv tiền bảo hiểm bồi thường tiền bồi thường giám định tổn thất công ty bảo hiểm công ty sản phẩm bảo hiểm khách hàng số tiền bồi thường gia đình chi trả bồi thường bảo hiểm bidv gia tổn thất

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...