Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

TienPhong Bank muốn đổi tên

(ĐTCK) Ngân hàng dự kiến chốt danh sách cổ đông vào ngày 30/9 để tiến hành lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trước ngày 5/10.

    Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank) vừa thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản.

     

    Theo đó, HĐQT TienPhong Bank dự kiến thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm thông qua việc đổi tên giao dịch của Ngân hàng và sửa đổi nội dung tương ứng trên giấy phép thành lập, hoạt động và điều lệ.

     

    Ngày chốt danh sách cổ đông ngày 30/9. Thời gian thực hiện dự kiến không muộn hơn ngày 5/10.

     

    Ngoài ra, TienPhong Bank cũng lấy ý kiến cổ đông về việc ủy quyền cho HĐQT liên quan tới cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành.

    Hiện tại, TienPhong Bank có 5 đối tác chiến lược và cũng là 5 cổ đông lớn là Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, CTCP FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore. Trong đó, Doji là cổ đông lớn nhất với sở hữu 20% vốn. Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT Doji, hiện cũng đang là Chủ tịch HĐQT của TienPhong Bank.  

Từ khoá: tái bảo hiểm tập đoàn tài chính đối tác chiến lược

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Có gì mới ?

Ngày 27.9, NH TMCP Kỹ thương VN (Techcombank) đã khai trương Trụ sở miền Nam tại số 9-11 Tôn Đức Thắng, Q.1 với tổng diện tích sàn 34.000 m2 trong đó 1.700 m2 để phục vụ giao dịch.

Việc khai trương trụ sở mới đánh dấu bước phát triển mới của Techcombank trên chặng đường 20 năm phát triển đồng thời thể hiện cam kết đẩy mạnh xây dựng thương hiệu tại thị trường miền Nam. Đây cũng được coi là bước đi chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng tốt nhất VN của Techcombank. (N.K)

Từ tháng 6 đến ngày 20.9.2013, 5 ngân hàng triển khai cho vay gói tín dụng 30.000 tỉ đồng đã ký cam kết cho 510 cá nhân vay với số tiền là 172 tỉ đồng, đã giải ngân cho 494 khách hàng với số tiền là 115 tỉ đồng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 4 doanh nghiệp với số tiền cho vay 748 tỉ đồng, đã giải ngân được 44,46 tỉ đồng.(T.X)

NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) và Tập đoàn MetLife Inc. (MetLife) đã ký kết hợp đồng liên doanh thành lập Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife vào ngày 26.9.2013, tại New York, Mỹ dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Liên doanh BIDV MetLife có trụ sở chính đặt tại Hà Nội với vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2014. (Mai Phương)

Từ khoá: tôn đức thắng vốn điều lệ bảo hiểm bidv công ty bảo hiểm nguyễn tấn dũng thành lập công ty techcombank khách hàng doanh nghiệp tổng công ty bảo hiểm bidv bidv phát triển ngân hàng công ty bảo hiểm bidv bảo hiểm nhân thọ

Các trường ký cam kết không lạm thu

Sở GD-ĐT TP.Hà Nội vừa yêu cầu 15 cụm trường THPT trên địa bàn họp và ký cam kết thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ năm học 2013-2014, như quy định về thu chi đầu năm học, về đồng phục học sinh và quản lý việc dạy thêm, học thêm.

Hiệu trưởng các trường đều đã ký cam kết: không bắt buộc  học sinh mua đồng phục mới; kiên quyết không để xảy ra lạm thu trong nhà trường; việc dạy thêm trong nhà trường phải xuất phát từ nhu cầu của người học và phải được cấp phép theo quy định; đồng thời, phối hợp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền, nhắc nhở không cho học sinh chưa có giấy phép lái xe đi xe gắn máy tới trường; đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện.

Tuệ Nguyễn

>> Năm học mới: Không được thu những khoản phí chưa được phê duyệt

>> Choáng váng những khoản phí đầu năm học

>> Quy định mức phí dạy thêm, học thêm

>> Hà Nội quy định khung phí dạy thêm, học thêm

>> Quy định về dạy thêm, học thêm

>> Cà Mau quy định về dạy thêm, học thêm

>> Dạy thêm, học thêm chỉ là phần ngọn

Từ khoá: học sinh tham gia giao thông quy định giấy phép lái xe

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

"Đại dịch" trốn đóng BHXH: Bó tay với các biện pháp hành chính

Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) xin trả nợ dần tiền trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Theo pháp luật hiện hành, có nhiều quy định để xử lý đối với tình trạng doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng thực tế từ nhiều năm qua đã chứng minh, các biện pháp này không được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả.

Trốn đóng càng nhiều, càng có lợi!

Theo quy định, DN chậm đóng BHXH trên 30 ngày phải chịu phạt chậm đóng bằng với lãi suất đầu tư của BHXH VN, hiện nay là 0,98%/tháng, tương ứng 11,76%/năm.

So với lãi suất cho vay của một số ngân hàng hiện nay, mức lãi phạt chậm đóng này vẫn thấp, và càng thấp hơn nhiều lần so với mức lãi vay có khi lên tới 25%/năm thời kỳ vài năm trước.

Ngoài ra, trước đây, nếu DN trốn đóng BHXH chỉ bị phạt tối đa 30 triệu đồng (mỗi năm chỉ được phạt một lần). Mới chỉ gần đây, mức xử phạt hành chính này mới được nâng lên tối đa 75 triệu đồng (Nghị định 95/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ 10.10.2013).

Nếu một DN trốn đóng BHXH khoảng chục tỉ đồng, thì mức xử phạt trên chỉ như gãi ngứa. Và chỉ cần làm phép so sánh đơn giản, cũng sẽ thấy, việc DN trốn đóng BHXH càng nhiều càng có lợi.

Chính vì thế, ngay nhiều cán bộ ngành BHXH cũng hài hước "nếu làm DN cũng chẳng dại gì mà không trốn đóng BHXH!".

Ngoài ra, theo quy định tại điểm a, khoản 2, Nghị định 135/2007/NĐ-CP, DN có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Nhưng thực tế thì sao?

Ở TPHCM trước đây, Cty Kwang Nam (Q. Phú Nhuận) nợ BHXH trên 5 tỉ đồng, các cơ quan chức năng sau nhiều lần xử phạt, cũng đã bàn tới chuyện rút giấy phép tạm thời của DN này. Thế nhưng, bàn tính mãi rồi... đành thôi, vì lo ngại ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm lao động. Cuối cùng thì DN này cũng tự giải thể, NLĐ bị thiệt  hại nghiêm trọng.

Một quy định khác của Nghị định 135/2007/NĐ-CP là cho phép Thanh tra LĐ được quyền trích trừ tài khoản của DN để chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH.

Ngày 18.2.2008, liên bộ: LĐTBXH, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước còn có thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN hướng dẫn thủ tục thực hiện nghị định. Quy định trên tưởng chừng rất mạnh, nhưng thực tế cực kỳ khó khăn khi thực hiện.

Cũng Cty Kwang Nam, khi Thanh tra LĐTBXH TPHCM, xác minh ngân hàng nơi DN này mở tài khoản để trừ tiền trốn đóng BHXH thì được thông báo, chỉ còn ... vài USD và mấy chục ngàn đồng.

Tương tự, với Cty HM Vi Na (Q. Tân Phú - TPHCM), một DN hoạt động cả 7 năm (từ 2003-2010) mà không đóng BHXH cho khoảng 300 CN số tiền vài tỉ đồng, khi xác minh thì cũng được biết tài khoản Cty này chỉ còn vài trăm ngàn đồng!

Kiện là thắng, nhưng thi hành án... may rủi

Ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH TPHCM, cho biết mới đây, cũng đã gửi xác minh tài khoản của vài DN để trừ tiền trốn đóng BHXH, nhưng cũng chưa thấy ngân hàng "trả lời, trả vốn gì".

Ông Phạm Minh Thành, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai, cũng băn khoăn: "Hầu hết DN trốn đóng BHXH, khi xác minh tài khoản giao dịch với cơ quan BHXH, chẳng còn đồng nào. Vậy là quy định có, nhưng không thực hiện được".

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận phải có văn bản chỉ đạo một số cơ quan chức năng TP, thực hiện thông tư liên tịch 03/2008. Nhưng ngay cả khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, nhiều DN trơ ra mà cơ quan chức năng cũng không làm được gì.

Như trường hợp Cty HM Vina, khi bị xử phạt 86 triệu đồng (mức kỷ lục), DN này không đóng, rồi tự giải thể, vì vậy, khoản tiền phạt thực tế chỉ có giá trị trên giấy. Ông Huỳnh Tấn Dũng, bức xúc nhìn nhận "chỉ khoảng 20% DN bị xử phạt hành chính chấp hành, còn lại ỳ ra".

Giải pháp khả thi nhất đối với các DN trốn đóng BHXH là khởi kiện ra tòa. Nhưng hiệu quả của việc này cũng còn khiêm tốn. Phần lớn, kiện rồi nhưng cũng chỉ "cầm bản án để chơi".

Theo bà Trương Thị Tuyết, Trưởng phòng Kiểm tra, BHXH tỉnh Bình Dương, đến nay toàn tỉnh đã kiện 135 DN trốn đóng BHXH, nhưng mới thu hồi được 32/76 tỉ đồng theo bản án. Còn 44 tỉ đồng chưa biết khi nào mới thu được. Tình trạng này cũng tương tự ở các tỉnh, thành khác.

Ông Lê Liêm, Giám đốc BHXH Q.7, TPHCM, cho biết  chỉ có 13/35 DN bị kiện đã có bản án, đã trả hết tiền, 8 DN đang thi hành án, 7 DN thì bỏ trốn.

Ngay như một số DN thuộc Cty cổ phần Tập đoàn Mai Linh, đã có bản án phải trả trên 30 tỉ đồng, nhưng đơn vị này xin "trả góp" mỗi ngày 50 triệu đồng, trong khi tính ra, cả số tiền phát sinh và tiền trốn đóng, thì mỗi ngày Cty này phải trả trên 1 tỉ đồng! Hay như trường hợp Cty CP dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), dù đã có bản án phải trả 15 tỉ đồng trốn đóng BHXH, nhưng lại làm đơn xin được... trả dần đến năm 2015!

Như vậy, việc kiện thì cứ kiện, nhưng hiệu quả thì... may rủi. Đó là chưa kể, theo nhìn nhận của nhiều lãnh đạo cơ quan BHXH, những khoản chi phí khi khởi kiện, thi hành án có khi chẳng biết hạch toán vào đâu, còn cán bộ BHXH thì chưa ai được đào tạo nghiệp vụ về kiện tụng, toàn tự thân mò mẫm.

Từ khoá: đồng bảo hiểm xử phạt hiệu quả ngân hàng bảo hiểm xã hội nghị định kiện ra tòa tphcm quy định bhxh

20 sai lầm lớn nhất khi du lịch nước ngoài

"; strOut += "

"; strOut += ""; box.prepend(strOut); })(); } // Twitter !function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s)[0];if(!d.getElementById(id)){js=d.createElement(s);js.id=id;js.src="https://platform.twitter.com/widgets.js";fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}}(document,"script","twitter-wjs"); // google window.___gcfg = {lang: 'vi'}; (function() { var po = document.createElement('script'); po.type = 'text/javascript'; po.async = true; po.src = 'https://apis.google.com/js/plusone.js'; var s = document.getElementsByTagName('script')[0]; s.parentNode.insertBefore(po, s); })(); // facebook if (navigator.appVersion.indexOf("MSIE 7.") == -1) { (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/all.js#xfbml=1&status=0"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); } });

9 người nhập viện vì tai nạn giao thông trong một giờ

(VTC News) - Trong một giờ đồng hồ, phố Núi Pleiku (Gia Lai) liên tiếp xảy ra 2 vụ TNGT khiến gần chục người phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

» Gây tai nạn liên tiếp, xưng 'cháu lãnh đạo' rồi bỏ trốn

» Hai phụ nữ chết thảm dưới bánh xe chở vật liệu

» Xế hộp nát đầu, tài xế thoát chết hi hữu

Khoảng 12h30 ngày 26/9, trước số nhà số 82 Ngô Quyền (thôn 2, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, Gia Lai) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 6 người phải nhập viện.

Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, chị Phạm Thị Bạn (41 tuổi, trú xã Tân Sơn) điều khiển xe máy biển số 81B1-15573 chở hai con nhỏ đến trường lưu thông theo hướng xã Trà Đa - xã Biển Hồ.

Đến vị trí trên, xe chị Bạn bị xe máy kẹp 3 biển số 18F1-8861 do Bùi Văn Đức (sinh năm 1996, trú xã Trà Đa) điều khiển chở theo sau hai người bạn cùng trú xã Tân Sơn là Trương Nguyễn Nhật Đông (sinh năm 2000), Nguyễn Xịn (sinh năm 1999).

TNGT, xe khách, mô tô, tông, cấp cứu, nguy kịch
Hiện trường Vụ TNGT ở xã Biển Hồ 
Sau cú tông, cả 6 người ngã sóng soài, được người dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, hai xe máy văng ra hai bên đường, xe máy của 3 thanh niên bị hư hỏng nặng, một bức gờ tường của nhà dân bị sập hoàn toàn.  

Tiếp đó, khoảng một giờ sau, tại ngã ba Tôn Thất Tùng - Lê Duẩn (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến ba người nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

TNGT, xe khách, mô tô, tông, cấp cứu, nguy kịch
Chiếc xe được cho là do một thanh niên không đội mũ bảo hiểm điều khiển tông vào xe khách 
Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe máy biển số 81C1- 09096 do một thanh niên không đội mũ bảo hiểm (chưa rõ nhân thân) điều khiển với tốc độ cao theo hướng Tôn Thất Tùng qua đường Lê Duẩn.

Đến vị trí trên, chiếc xe máy tông vào xe ô tô khách biển số 81L- 6049 do tài xế Huỳnh Đăng Phúc Linh (trú tổ 7, phường Hội Phú, TP. Pleiku) điều khiển lưu thông theo hướng huyện Đak Đoa về khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.

TNGT, xe khách, mô tô, tông, cấp cứu, nguy kịch
Sau cú tông, tài xế xe khách đã đánh tay lái và tông vào xe máy ở bên kia dải phân cách 
Sau cú tông, tài xế xe khách lách tay lái sang trái thì tông vào xe máy biển số 64F5-1031 do một người đàn ông điều khiển chở theo sau một con trai nhỏ (chưa rõ nhân thân) đang lưu thông theo hướng ngược lại ở bên kia dải phân cách.

Hậu quả, ba người đi xe máy được người dân nhanh chóng đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Các phương tiện giao thông đều hư hỏng.

Hiện 2 vụ việc đang được CSGT tiếp tục điều tra.

» Gây tai nạn liên tiếp, xưng 'cháu lãnh đạo' rồi bỏ trốn

» Hai phụ nữ chết thảm dưới bánh xe chở vật liệu

» Xế hộp nát đầu, tài xế thoát chết hi hữu

Ánh Ngân 

Từ khoá: gia tai nạn tai nạn giao thông phương tiện giao thông thanh niên nguy kịch nhập viện giao thông

Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Minh bạch và công khai

Khác với bảo hiểm hưu trí bắt buộc, người lao động không biết được thời gian, mức đóng bảo hiểm cho tới khi được cầm sổ bảo hiểm thì khi tham gia quỹ hưu trí bổ sung, mỗi người lao động sẽ có tài khoản riêng và truy vấn được số tiền bảo hiểm hưu trí bổ sung mà mình và chủ sử dụng lao động đã đóng bất cứ thời điểm nào.

[Xây dựng khung pháp lý cho hệ thống hưu trí đa tầng]

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 26/9, tại Hà Nội. Đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các công ty quản lý quỹ và các tổ chức cung ứng dịch vụ giám sát quỹ đầu tư đã tham gia hội thảo.

Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết: "Mục tiêu chính triển khai thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam là nhằm xây dựng khung pháp lý để hình thành hệ thống hưu trí đa tầng bổ sung cho tầng hưu trí cơ bản bắt buộc hiện nay, giúp doanh nghiệp giữ người tài và người lao động có thêm thu nhập khi về hưu."

Theo đề án, chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung mang tính chất tự nguyện, mục tiêu là bổ sung cho hưu trí cơ bản mang tính chất bắt buộc. Các khoản đóng góp của người lao động và doanh nghiệp sẽ hình thành quỹ hưu trí bổ sung và quỹ này được các tổ chức có chức năng quản lý giám sát.

Tài sản hưu trí bổ sung của người lao động thuộc sở hữu của người lao động và được quản lý trên tài khoản cá nhân bằng hệ thống công nghệ thông tin và tách biệt tới từng người lao động.

Dự kiến, hình thức đóng góp bảo hiểm xã hội bổ sung là người lao động và chủ sử dụng lao động đóng với tỷ lệ thỏa thuận theo trong hợp đồng lao động nhưng người lao động đóng tối đa không quá 50%. Mức đóng góp cũng được khống chế tối đa là 5,06 triệu đồng/người/tháng và tối thiểu là 250.000 đông/người/tháng.

Về phương thức chi trả, lợi ích người lao động được hưởng là số dư tài khoản tại thời điểm nghỉ hưu bao gồm toàn bộ tài khoản đóng lũy kế và lợi nhuận từ đầu tư.

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung cũng sẽ được quy định rõ tối thiểu 70% đầu tư vào trái phiếu chính phủ để tránh rủi ro khi những quỹ đầu tư khác phá sản.

Theo ông Phạm Xuân Trường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm hưu trí bổ sung với việc quản lý tài khoản bảo hiểm của người lao động minh bạch, công khai và rõ ràng qua hệ thống công nghệ thông tin sẽ khắc phục những điểm yếu trong khâu tổ chức thực hiện của hệ thống bảo hiểm xã hội hiện nay.

Ông Phạm Xuân Trường cho biết, hiện nay đã có hơn 20 doanh nghiệp từ các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân ngỏ ý muốn tham gia thực hiển thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) ông Trần Thanh Tân cũng cho biết thêm, công  ty này đã nhận được yêu cầu của khách hàng về việc triển khai chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung, đó hầu hết là các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài như Metro Cash & Carry Vietnam, Petro Việt Nam, Ajinomoto...  Các doanh nghiệp đã có nhu cầu từ lâu nhưng chưa thực hiện được do chưa có khung pháp lý phù hợp.

"Với việc quỹ BHHT bổ sung chủ yếu đầu tư vào trái phiếu Chính phủ sẽ có đóng góp lớn làm gia tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu và nguồn tiền đầu tư chung của xã hội. Trên cơ sở đó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo ra việc làm mới góp phần đảm bảo an sinh xã hội," ông Trần Thanh Tân nói.

Tại Việt Nam, hệ thống bảo hiểm hưu trí hiện tại đang là hệ thống đơn tầng với sự hiện hữu của chính sách bảo hiểm hưu trí do nhà nước tổ chức, quản lý và vận hành. Quỹ bảo hiểm hưu trí bắt buộc hiện nay đang đối mặt với những khó khăn về việc chi trả và có khả năng hết quỹ nếu không có các cách thay đổi trong chính sách.

Chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là một trong các chính sách an sinh xã hội của hệ thống đa tầng và đã thành công tại nhiều nước. Trong điều kiện hiện tại về dân số Việt Nam và tình hình hệ thống an sinh xã hội hiên nay, việc nghiên cứu và triển khai hệ áp dụng chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ mang lại lợi ích cụ thể cho nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các nghiên cứu cho thấy nhu cầu triển khai chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là hiện hữu. Một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tự thực hiện bảo hiểm hưu trí bổ sung theo mô hình của các công ty mẹ tại  nước ngoài. Tuy nhiên, vì chưa có khung pháp lý cho chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung nên chưa thực hiện được trên diện rộng.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan và doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Nếu được thông qua, Chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ được triển khai thí điểm từ tháng 1/2014./.

Hồng Kiều (Vietnam+)

Từ khoá: tiền bảo hiểm người sử dụng lao động nhà nước bắt buộc thông tin công ty người lao động vụ bảo hiểm gia công nghệ thông tin đóng góp bảo hiểm hưu trí thị trường trái phiếu pháp lý chính sách đồng bảo hiểm bảo hiểm xã hội chính sách bảo hiểm doanh nghiệp tư nhân tập đoàn kinh tế bảo hiểm triển khai thí điểm doanh nghiệp chính phủ bão triển khai quản lý quỹ công ty quản lý quỹ lao động tổng giám đốc số tiền bảo hiểm việt nam thí điểm quỹ bảo hiểm

Nghị sỹ Mỹ nỗ lực thu hẹp bất đồng về ngân sách

Ngày 25/9, Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã đề xuất một dự luật chi tiêu mới, trong đó nhất trí bỏ khoản chi cho chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Tổng thống Mỹ Barack Obama thường biết đến với tên gọi Obamacare.

Giới phân tích nhận định đây được coi là một động thái nhằm thu hẹp bất đồng sâu sắc giữa hai viện Quốc hội Mỹ trong dự thảo ngân sách 2014 khi mà trước đó Hạ viện đã thông qua một kế hoạch ngân sách tạm thời 986 tỷ USD nói "Không" với Obamacare.

Phát biểu ủng hộ dự luật trên, Thượng nghị sỹ Harry Reid, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, cho biết sẽ không chi thêm tiền cho chương trình Obamacare và dự luật này xem xét việc gia hạn cấp kinh phí cho hoạt động của chính phủ đến ngày 15/11 tới, thay vì ngày 15/12 như trong dự luật của Hạ viện.

Dự kiến Thượng viện sẽ tiến hành bỏ phiếu về đề xuất mới trong ngày 29/9 tới và Hạ viện có hai ngày để cân nhắc văn kiện này.

[Nhà Trắng lại đau đầu về vấn đề dự luật ngân sách]

Trong bối cảnh tranh cãi còn rất gay gắt, các chuyên gia dự báo nhiều khả năng đến ngày 1/10 tới, một bộ phận công sở của chính phủ liên bang Mỹ sẽ lần đầu tiên kể từ năm 1996 phải đóng cửa vì ngân sách tài khóa mới chưa được thông qua, khiến các bộ, ngành không có tiền hoạt động.

Lo ngại trước tình hình không khả quan trong vấn đề ngân sách, cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã cảnh báo Quốc hội rằng Mỹ có thể sẽ mất hết khả năng vay mượn tài chính vào khoảng thời gian trước ngày 17/10 tới, thời điểm Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 30 tỷ USD tiền trong ngân sách chính phủ.

Trong thư gửi các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Lew đã hối thúc các nghị sỹ nhanh chóng nâng trần nợ công hiện ở mức 16.700 tỷ USD của nước này. Ông cảnh báo về một thảm họa nếu chính phủ không thể thanh toán tất cả khoản nợ.

Đạo luật cải cách y tế của chính quyền Obama - Obamacare - quy định tất cả người Mỹ đều buộc phải có bảo hiểm sức khỏe trước năm 2014, nếu không sẽ bị phạt về kinh tế.

Hiện tại nước Mỹ có khoảng 50 triệu người, chiếm 16% dân số, không có bảo hiểm y tế. Luật cải cách y tế của ông Obama hy vọng sẽ giúp khoảng 32 triệu người trong số này được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm.

Ðể có tiền cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả mọi người, chính quyền Obama đề nghị tăng thuế 5% đối với thiểu số những người giàu có thu nhập từ hơn 1 triệu USD/năm.

Tầng lớp người giàu và các nghị sỹ Cộng hòa đã phản đối đạo luật này, cho rằng nó sẽ làm tăng khoảng 500 tỷ USD tiền thuế đối với người Mỹ./.

(TTXVN)

Từ khoá: bảo hiểm bảo hiểm sức khỏe không có bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ bão chính phủ dự luật cung cấp bảo hiểm sức khỏe

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

8 tháng, MIC đạt lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng

(ĐTCK) Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) vừa công bố KQKD 8 tháng đầu năm 2013.

    Cụ thể, MIC đạt tổng doanh thu hơn 530 tỷ đồng, tăng 51,43% so với cùng kỳ năm 2012, bằng 70,67% kế hoạch năm 2013; lợi nhuận trước thuế đạt 30 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với 9 tháng năm 2012 và bằng 68% kế hoạch lợi nhuận năm 2013.

    Đứng trước những khó khăn của thị trường bảo hiểm, MIC đã triển khai hàng loạt giải pháp như mở rộng mạng lưới kinh doanh, ký kết hợp tác với nhiều ngân hàng, đối tác thực hiện bán chéo sản phẩm, xây dựng website bán bảo hiểm trực tuyến, tổng đài chăm sóc khách hàng 1900-558891, thành lập trung tâm cứu hộ giao thông miễn phí tại Hà Nội và TP. HCM.

    Công ty đang nỗ lực phấn đấu để đạt con số 1.000 tỷ đồng doanh thu vào năm 2014.

Từ khoá: bảo hiểm bảo hiểm quân đội công ty cổ phần thị trường bảo hiểm bảo hiểm mic chăm sóc khách hàng bán bảo hiểm mic bão tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội công ty cổ phần bảo hiểm

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Vụ cháy tại Hải Dương: Bất ngờ được bảo hiểm

(ĐTCK) Trong gần 500 hộ buôn bán, kinh doanh bị thiệt hại nghiêm trọng từ vụ hỏa hoạn tại TTTM Hải Dương, có 52 chủ gian hàng được mua bảo hiểm.

    >>Cháy TTTM Hải Dương, bảo hiểm ở đâu?

    Thông qua thông tin cung cấp từ các thành viên, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (AVI) đã xác nhận thông tin các hộ tiểu thương tại TTTM Hải Dương chưa mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho tới thời điểm xảy ra hỏa hoạn do không đạt yêu cầu. Nhưng thực tế, vẫn có hơn 50 hộ đã mua bảo hiểm tại Bảo hiểm Bảo Long!

    Câu chuyện này đang đặt ra hàng loạt vấn đề về tiêu chuẩn bán, mức độ sẵn sàng bán, sản phẩm có thể bán, việc kiểm tra giám sát... của các công ty bảo hiểm và cơ quan quản lý đối với rủi ro cháy nổ. Câu chuyện chắc chắn sẽ không dừng tại Hải Dương bởi cả nước có hàng nghìn chợ, TTTM buôn bán tập trung, và cháy chợ không phải là lần đầu.

     

    Bất ngờ... được bảo hiểm

    Xác nhận chính thức với ĐTCK chiều 21/9, đại diện Sacombank cho biết, trong gần 500 hộ buôn bán, kinh doanh tại Trung tâm bị thiệt hại nghiêm trọng từ vụ hỏa họan tại TTTM Hải Dương thì có 52 chủ gian hàng có vay vốn tại Sacombank và các khoản vay này đều được mua bảo hiểm. Nhà cung cấp bảo hiểm là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Long (Bảo hiểm Bảo Long) đang nhanh chóng thực hiện các thủ tục chi trả bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài ra, Sacombank cũng tổ chức thăm hỏi động viên và sẽ quan tâm tìm hiểu nhu cầu tái cấp vốn của các tiểu thương để lên kế hoạch hỗ trợ phù hợp.

    52 chủ gian hàng kể trên đã mua sản phẩm bảo hiểm đính kèm với sản phẩm tín dụng do Sacombank liên kết với Bảo hiểm Bảo Long cung cấp.

    "Đây là sản phẩm bảo hiểm cháy nổ sạp chợ áp dụng cho các khoản vay tiểu thương (góp ngày, tuần, tháng) đảm bảo cho các tiểu thương chợ (gồm cá nhân và hộ gia đình) vay vốn tại Sacombank khi phát sinh rủi ro cháy, nổ sẽ được Bảo hiểm Bảo Long đứng ra chi trả cho Ngân hàng toàn bộ dư nợ và lãi vay với số tiền bảo hiểm", đại diện Sacombank cho biết.

    "Mức bảo hiểm có thể lên đến 500 triệu đồng/khách hàng với thời gian vay tối đa lên đến 3 năm".

    Như vậy, trên thực tế, đây chỉ là loại hình bảo hiểm cho nghĩa vụ thanh toán khi cháy nổ xảy ra, chưa thực đúng với loại hình bảo hiểm cho tài sản về thiệt hại khi cháy nổ.

     

    Sacombank - Bảo Long nói gì?

    Qua câu chuyện tại TTTM Hải Dương, nếu bỏ qua trách nhiệm của các bên liên quan khiến Trung tâm không đủ tiêu chuẩn để được cung cấp bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho các hộ kinh doanh, có thể thấy một hướng khác để đảm bảo quyền lợi cho các hộ kinh doanh đó là sự lựa chọn các sản phẩm cho rủi ro cháy nổ tự nguyện khác để giảm thiểu rủi ro.

    Trên thực tế, dòng sản phẩm bảo hiểm bán kèm sản phẩm tín dụng của ngân hàng rất nhiều loại, từ cháy nổ, thiên tai, mất cắp, rủi ro sức khỏe cho người vay vốn..., và được hầu hết các ngân hàng liên kết với các công ty bảo hiểm cung cấp khi cho vay. Thậm chí với một số ngân hàng, nếu tài sản thế chấp không được bảo hiểm, ngân hàng sẽ không giải ngân.

    Bản thân đại diện của Sacombank cũng thừa nhận điều này và cho biết, sản phẩm Ngân hàng cung cấp cho 52 hộ kinh doanh trên thuộc dòng bảo hiểm tự nguyện được bán kèm, chứ không phải sản phẩm cháy nổ bắt buộc nên thủ tục bảo hiểm rất đơn giản.

    Cụ thể, không cần thế chấp bất động sản cùng lãi suất cạnh tranh, nên được bà con tiểu thương xem đây như là một giải pháp tài chính an toàn và hiệu quả cho việc kinh doanh của mình. Nói như AVI, khi không đủ điều kiện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, các cơ sở thuộc đối tượng bảo hiểm cháy bổ bắt buộc có thể mua bảo hiểm cháy nổ tự nguyện tại các DNBH.

    Chia sẻ với ĐTCK, ông Lưu Thanh Tâm, Tổng giám đốc Bảo hiểm Bảo Long cho biết, mặc dù tỷ lệ tối đa mà các tiểu thương có thể vay lên tới 500 triệu đồng nhưng đa phần các hộ ở TTTM Hải Dương vay từ 20-50 triệu đồng/gian hàng.

    "Tổng dư nợ cho vay mà Bảo Long sẽ bảo hiểm trong vụ cháy này ước khoảng 3 tỷ đồng", ông Tâm cho biết.

    Tất nhiên, vẫn có một câu hỏi đặt ra ở đây là với những chợ, TTTM không đủ tiêu chuẩn để được bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, liệu có bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng cung cấp sản phẩm liên quan tới rủi ro bảo hiểm cháy nổ?. Lý do đơn giản là rủi ro quá lớn cho nhà cung cấp bảo hiểm.

    Vấn đề gốc vẫn là làm sao những tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy phải được tuân thủ, nếu không tuân thủ thì phải có người chịu trách nhiệm, đó là luật định. Và các hộ kinh doanh phải được mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, còn việc họ có mua thêm các sản phẩm tự nguyện liên quan tới rủi ro cháy nổ hay không chỉ là để nhằm giảm bớt rủi ro cho chính các hộ kinh doanh đó mà thôi!

     

    Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc theo Thông tư 220 của Bộ Tài chính ban hành theo nghị định số 35/2003 và 130/2006 của Chính Phủ về quy định các chế độ liên quan đến bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.  Ngoài ra, các sản phẩm dưới đây cũng sẽ bao gồm cả bảo hiểm cháy nổ:

    *Bảo hiểm Cháy & các rủi ro đặc biệt;

    *Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản (bao gồm rủi ro cháy và nổ);

    *Bảo hiểm nhà tư nhân (bao gồm rủi ro cháy và nổ).

    Người mua bảo hiểm được Công ty bảo hiểm bồi thường cho các tài sản bị thiệt hại xảy ra do rủi ro cháy, nổ và các rủi ro khác (giông bão lụt, hành động ác ý...).

Từ khoá: bắt buộc công ty mua bảo hiểm công ty bảo hiểm chi trả bảo hiểm số tiền bảo hiểm người mua bảo hiểm tái bảo hiểm bảo hiểm bảo long tiền bảo hiểm tổng giám đốc cháy nổ công ty bảo hiểm bảo long vay vốn hiệp hội bảo hiểm việt nam cung cấp rủi ro đặc biệt bảo hiểm cháy rủi ro bảo hiểm mua sản phẩm bảo hiểm bất động sản sản phẩm tự nguyện thiệt hại cung cấp bảo hiểm loại hình bảo hiểm hiệp hội bảo hiểm cung cấp sản phẩm kinh doanh nhà cung cấp bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm sacombank tiểu thương bảo hiểm tự nguyện bảo long bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bộ tài chính phòng cháy chữa cháy giảm thiểu rủi ro tài sản bảo hiểm giải pháp tài chính bảo hiểm nhà đối tượng bảo hiểm bảo hiểm cháy nổ ngân hàng bão

TBKTSG số 39-2013: Ai được quyền lấy đất?

TBKTSG số 39-2013: Ai được quyền lấy đất?

Thanh Hương

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 39-2013 phát hành ngày thứ Năm 26-9 có những nội dung chính:

Quyền lực nhà nước được sử dụng để thu hồi đất sau đó giao cho doanh nghiệp kinh doanh thông qua các "trung tâm phát triển quỹ đất" trực thuộc sở Tài nguyên-Môi trường được thành lập ở nhiều tỉnh thành trong vài năm gần đây. Với một cơ chế pháp lý nửa vời, hoạt động của các trung tâm này đã trở nên méo mó như thế nào, phản ảnh trong mục Sự kiện&Vấn đề Ai được quyền lấy đất? tuần này.

Chính phủ đang có kế hoạch chuyển Vinashin thành tổng công ty, nghĩa là có khả năng chấm dứt mô hình hoạt động của tập đoàn này. Điều này có giúp Vinashin hồi sinh và có đem lại hướng ra cho các món nợ khổng lồ của tập đoàn này không, bài Đánh đổi Vinashin của Hải Lý và bài "Bình mới" Vinashin của Lan Nhi.

Không còn hy vọng đóng tàu để bán, lối ra của Vinashin chỉ trông chờ vào các đơn vị khai thác tàu trong khi các đơn vị này lại đang bán tàu, bán chính phương tiện kinh doanh của mình, bàiBán tàu để... sốngcủa Thành Nam, mục Ghi nhận.

Mục Tài chính-Chứng khoán, bài Dòng vốn vẫn vào... của TS. Nguyễn Hồng Điệp có cái nhìn lạc quan hơn đối với chứng khoán so với nhận định trong bài Chứng khoán đang "chết"! trên TBKTSG số tuần trước.

Đầu tư vào các công ty con đôi khi là gánh nặng lớn, nhưng không phải lúc nào cũng thế, nhiều tập đoàn, công ty mẹ như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, Thủy sản Hùng Vương... kết thúc sáu tháng đầu năm nay có lãi chính là nhờ đóng góp của các công ty con, bài Công ty con, công ty liên kết: lúc phần thưởng, lúc gánh nặng của tác giả Nguyễn Huy Hải.

Phản hồi với loạt bài Bí ẩn tiền lươngtrên TBKTSG tuần trước là hai bài Lương thế nào là "khủng" của Huỳnh Thế Du và bài Chất lượng và đồng lương của Phạm Phú Ngọc Trai.

Tòa án Nhân dân tối cao thừa nhận phần lớn quy định của Luật Phá sản là bất cập, không đi vào cuộc sống, vậy nên sửa hay nên... cho phá sản luật này? Bài Luật Phá sản đã bị phá sản của phóng viên Quang Chung.

Có cơ hội nào cho bảo hiểm nông nghiệp phát triển không khi mới chỉ thí điểm đã xuất hiện dấu hiệu trục lợi của người tham gia? Bảo hiểm nông nghiệp: thí điểm hay làm tiếp?

Chuyện Bộ Tài chính và Bộ Y tế "cãi nhau" về tên gọi của sữa và giá sữa chẳng phức tạp đến thế nếu các bộ chịu khó phối hợp và thống nhất với nhau khi bàn hành các quy định, thông tư, bài Khi sữa không còn là sữa của phóng viên Minh Tâm.

Chỉ vài năm trước, BlackBerry còn là "ngôi sao" điện thoại thông minh, từng được bình chọn là doanh nghiệp công nghệ cao tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2009, rồi bị Apple và Google cho ra rìa, nay thương hiệu này vừa phải "bán mình" cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Fairfax. Diễn biến đó cho thấy sự phát triển công nghệ quá nhanh chóng không cho phép các công ty có thời gian sửa chữa sai lầm, bài Vì sao BlackBerry phải "bán mình"? của tác giả Huỳnh Hoa.

Giá bất động sản ở Myanmar đang là rào cản lớn trong đầu tư, vì thế, ai thật nhanh chân mới có cơ hội ở đây, Thị trường bất động sản ở Myanmar: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt? bài của Trần Phước Anh.

Kính mời bạn đọc đón xem.

Từ khoá: phát triển người tham gia bảo hiểm doanh nghiệp tham gia bảo hiểm bảo hiểm nông nghiệp tập đoàn bộ tài chính bất động sản phá sản công ty

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...