TBKTSG số 39-2013: Ai được quyền lấy đất?
Thanh Hương
Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 39-2013 phát hành ngày thứ Năm 26-9 có những nội dung chính:
Quyền lực nhà nước được sử dụng để thu hồi đất sau đó giao cho doanh nghiệp kinh doanh thông qua các "trung tâm phát triển quỹ đất" trực thuộc sở Tài nguyên-Môi trường được thành lập ở nhiều tỉnh thành trong vài năm gần đây. Với một cơ chế pháp lý nửa vời, hoạt động của các trung tâm này đã trở nên méo mó như thế nào, phản ảnh trong mục Sự kiện&Vấn đề Ai được quyền lấy đất? tuần này.
Chính phủ đang có kế hoạch chuyển Vinashin thành tổng công ty, nghĩa là có khả năng chấm dứt mô hình hoạt động của tập đoàn này. Điều này có giúp Vinashin hồi sinh và có đem lại hướng ra cho các món nợ khổng lồ của tập đoàn này không, bài Đánh đổi Vinashin của Hải Lý và bài "Bình mới" Vinashin của Lan Nhi.
Không còn hy vọng đóng tàu để bán, lối ra của Vinashin chỉ trông chờ vào các đơn vị khai thác tàu trong khi các đơn vị này lại đang bán tàu, bán chính phương tiện kinh doanh của mình, bàiBán tàu để... sốngcủa Thành Nam, mục Ghi nhận.
Mục Tài chính-Chứng khoán, bài Dòng vốn vẫn vào... của TS. Nguyễn Hồng Điệp có cái nhìn lạc quan hơn đối với chứng khoán so với nhận định trong bài Chứng khoán đang "chết"! trên TBKTSG số tuần trước.
Đầu tư vào các công ty con đôi khi là gánh nặng lớn, nhưng không phải lúc nào cũng thế, nhiều tập đoàn, công ty mẹ như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, Thủy sản Hùng Vương... kết thúc sáu tháng đầu năm nay có lãi chính là nhờ đóng góp của các công ty con, bài Công ty con, công ty liên kết: lúc phần thưởng, lúc gánh nặng của tác giả Nguyễn Huy Hải.
Phản hồi với loạt bài Bí ẩn tiền lươngtrên TBKTSG tuần trước là hai bài Lương thế nào là "khủng" của Huỳnh Thế Du và bài Chất lượng và đồng lương của Phạm Phú Ngọc Trai.
Tòa án Nhân dân tối cao thừa nhận phần lớn quy định của Luật Phá sản là bất cập, không đi vào cuộc sống, vậy nên sửa hay nên... cho phá sản luật này? Bài Luật Phá sản đã bị phá sản của phóng viên Quang Chung.
Có cơ hội nào cho bảo hiểm nông nghiệp phát triển không khi mới chỉ thí điểm đã xuất hiện dấu hiệu trục lợi của người tham gia? Bảo hiểm nông nghiệp: thí điểm hay làm tiếp?
Chuyện Bộ Tài chính và Bộ Y tế "cãi nhau" về tên gọi của sữa và giá sữa chẳng phức tạp đến thế nếu các bộ chịu khó phối hợp và thống nhất với nhau khi bàn hành các quy định, thông tư, bài Khi sữa không còn là sữa của phóng viên Minh Tâm.
Chỉ vài năm trước, BlackBerry còn là "ngôi sao" điện thoại thông minh, từng được bình chọn là doanh nghiệp công nghệ cao tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2009, rồi bị Apple và Google cho ra rìa, nay thương hiệu này vừa phải "bán mình" cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Fairfax. Diễn biến đó cho thấy sự phát triển công nghệ quá nhanh chóng không cho phép các công ty có thời gian sửa chữa sai lầm, bài Vì sao BlackBerry phải "bán mình"? của tác giả Huỳnh Hoa.
Giá bất động sản ở Myanmar đang là rào cản lớn trong đầu tư, vì thế, ai thật nhanh chân mới có cơ hội ở đây, Thị trường bất động sản ở Myanmar: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt? bài của Trần Phước Anh.
Kính mời bạn đọc đón xem.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.