Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Bầu cử Italia: Mớ bòng bong!

nền kinh tế kinh tế thế giới chính trị kết quả kinh tế

(CafeF) Sự bế tắc trong cuộc bầu cử lần này thể hiện rõ nét những vấn đề mà nền kinh tế lớn thứ 3 eurozone đang gặp phải.

Hôm nay (26/2), chứng khoán thế giới có 1 phiên chao đảo với sắc đỏ bao trùm. Nguyên nhân lớn nhất chính là cuộc bầu cử của Italia - nền kinh tế lớn thứ 3 ở khu vực eurozone. Giới quan sát nhận định kết quả của cuộc bầu cử này có thể là 1 cú sốc cho nền kinh tế thế giới bởi đây là sự kiện ảnh hưởng lớn đến tương lai của khu vực đồng tiền chung châu Âu vốn đang mờ mịt trong cơn bão suy thoái.

Được thành lập bởi nghệ sĩ hài Beppe Grillo, M5S là một trong những đảng tham gia tranh cử lần này. Đây là đảng tiến hóa từ phong trào trên internet. Khi khơi mào phong trào chống chính trị cách đây 3 năm, Beppe Grillo không hề đưa ra kế hoạch sẽ lên lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát ý kiến cử tri, đảng này lại dành được kết quả rất khả quan.

Đây là điều gây bất ngờ và có thể khiến các chính trị cũng như toàn bộ thị trường hoảng hốt. Nguyên nhân là nếu bởi nếu như ông Grillo thành công, sẽ không có ai trong 2 đảng chính thống giành được đa số phiếu tại Thượng viện.

Điều này là đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của Italia bởi không giống như các nước khác, thượng viện và hạ viện có quyền lực ngang nhau. Một chính phủ sẽ không thể điều hành đất nước nếu như không có được quyền kiểm soát ở cả 2 đảng.

Có một số cách nhìn nhận về diễn biến của cuộc bầu cử này. Thứ nhất, phong trào M5S nhận được lượng lớn phiếu bầu là 1 dấu hiệu cho thấy rất nhiều người Italia (đặc biệt là những người trẻ) đã quá chán ngán sự bảo thủ và trì trệ của các chính trị gia già nua. Các đại diện đến từ M5S đã đồng ý sẽ chỉ nhận một phần số tiền lương và tự động thôi chức sau 2 nhiệm kỳ.

Cũng có thể coi những gì đang xảy ra là ví dụ điển hình cho hiệu ứng mà ông Berlusconi đã tạo ra cho đời sống chính trị của Italia. Nguyên nhân khiến Italia bị bế tắc trong cuộc bầu cử lần này chính là luật bầu cử vô lý mà chính phủ của ông đặt ra hồi năm 2005 với mục đích giảm thiểu tối đa khả năng bị đánh bại trong cuộc bầu cử tiếp theo.

Cũng có thể nhìn nhận kết quả của cuộc bầu cử như một chiến thắng giành cho ứng viên được ủng hộ. Sau hơn 1 thập kỷ kinh tế trì trệ, người Italia chắc chắn sẽ lùi bước trước các biện pháp thắt lưng buộc bụng và đó chính là lý do giải thích tại sao Thủ tướng đương nhiệm Monti và các đồng minh lại nhận được số phiếu rất thấp.

Thu Hương

Theo Economist

kinh tế thế giới kinh tế chính trị kết quả nền kinh tế

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...