Nhưng ông Saman Bandara cho rằng, NĐT sẽ phải đối mặt với những thông lệ kinh doanh phức tạp cũng như các rủi ro khác khi đầu tư vào Việt Nam, góp phần ảnh hưởng đến tính lành mạnh trong hoạt động của DN.
Nhưng ông Saman Bandara cho rằng, NĐT sẽ phải đối mặt với những thông lệ kinh doanh phức tạp cũng như các rủi ro khác khi đầu tư vào Việt Nam, góp phần ảnh hưởng đến tính lành mạnh trong hoạt động của DN.
Ernst & Young (EY) vừa công bố báo cáo mới nhất về triển vọng phát triển ngành Bảo hiểm tại các thị trường tăng trưởng nhanh - "Sự chuyển dịch của ngành Bảo hiểm tại các thị trường mới nổi".
Theo EY, đây là ấn phẩm phát hành đặc biệt nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá tổng thể về môi trường kinh doanh, tiềm năng phát triển ngành bảo hiểm của các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam.
Bản báo cáo tập trung vào cơ hội và rủi ro của 21 thị trường mới nổi, đồng thời đưa ra phân tích chuyên sâu về sự tái cân bằng toàn cầu đang diễn ra, dựa trên kế hoạch tăng trưởng kinh tế và bảo hiểm tới năm 2020, bình ổn tài chính, biến động kinh tế vĩ mô, rủi ro thanh khoản và các yếu tố khác. Cơ hội cho việc mở rộng toàn cầu vào các thị trường mới mang đến sự thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển trong bảo hiểm ngày nay.
Theo báo cáo, Trung Quốc tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy sự tăng tưởng phí bảo hiểm trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Mexico, Thái Lan, Colombia và Indonesia đang nắm giữ những cơ hội giá trị lâu dài. Trong bối cảnh các cơ hội và rủi ro của các thị trường phát triển nhanh đang ngày càng trở nên phức tạp, các doanh nghiệp bảo hiểm cần thận trọng đánh giá lại chiến lược nhằm xác định được được phương án đầu tư phù hợp.
Theo Ông Shaun Crawford, Lãnh đạo ngành bảo hiểm EY toàn cầu, thị trường tăng trưởng nhanh mang tới sự đóng góp tổng thể to lớn cho việc tăng trưởng phí bảo hiểm. Một số các nền kinh tế lớn hơn, như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, tuy đã bước vào một giai đoạn tăng trưởng chậm hơn nhưng vẫn tiếp tục sở hữu những tiềm năng lớn và dài hạn.
Cũng theo ông Shaun Crawford, mỗi thị trường có rủi ro riêng biệt của nó. Các công ty bảo hiểm cần phải mô hình hóa những rủi ro trên tất cả các khu vực địa lý để đánh giá rõ ràng yếu tố mang đến sự tăng trưởng và lựa chọn mục tiêu một cách thận trọng.
Các thị trường tăng trưởng nhanh có nhiều rủi ro hơn các nền kinh tế phát triển: khả năng xảy ra biến động tiền tệ lớn, bất ổn xã hội hay chính trị, và tác động của thiên tai. Các thị trường tăng trưởng nhanh cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi kinh tế đang diễn ra tại các nền kinh tế lớn hơn. Báo cáo chỉ ra 3 nguy cơ chính có khả năng xảy ra ở thị trường tăng trưởng nhanh:
(i) Các điều kiện kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mức độ tiêu dùng cá nhân, thu nhập và thất nghiệp
(ii) Thanh khoản, sử dụng thâm hụt tài khoản vãng lai
(iii) Tham nhũng, có thể dẫn đến gian lận Bảo hiểm.
Ông Saman Bandara, Phó Tổng Giám đốc EY Việt Nam, Phụ trách lĩnh vực Bảo hiểm và Dịch vụ Kế toán Pháp lý nhấn mạnh: Việt Nam đang là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh có nhiều triển vọng nhất. Sự tăng trưởng thu nhập và phí bảo hiểm đã giúp cho Việt Nam lọt vào top 2 thị trường thu hút các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với những thông lệ kinh doanh phức tạp cũng như các rủi ro khác khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, góp phần ảnh hưởng đến tính lành mạnh trong hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng với nhận định trên, EY cho rằng, Việt Nam cũng có những nguy cơ nhất định, dễ xảy ra tham nhũng, tuy nhiên vấn đề đang dần được cải thiện. Thêm vào đó, các vấn đề rủi ro về mặt chủ quyền cũng được nhiều quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh quan tâm. Mặc dù Việt Nam có mức độ rủi ro này khá thấp, nhưng việc tăng dự trữ ngoại tệ cũng sẽ làm tăng nguy cơ này.
Theo báo cáo, Việt Nam xếp thứ 7/21 trong bảng xếp hạng các thị trường bảo hiểm có cơ hội lớn nhất nhưng lại là thị trường 18/21 có rủi ro thấp nhất.
Q. Nguyễn
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.