Thẩm mỹ Hàn Quốc |
Báo động nợ đọng BHXH - Bài cuối:
> Khó thu hồi nợ đọng Bảo hiểm xã hội do đâu?
> Điểm mặt các 'chúa chổm'
TP - Đó là khẳng định của ông Trần Đình Liệu, Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam) xung quanh thực trạng DN nợ đọng BHXH đang ở mức báo động hiện nay.
Ông Liệu cho biết, chúng tôi rất mong muốn ngành BHXH có đủ quyền hạn để có thể tiến hành thanh kiểm tra, xử phạt những DN chậm trễ, chây ỳ nợ tiền BHXH của người lao động (NLĐ).
Theo ông, việc DN nợ đọng BHXH với số lượng ngày càng lớn, trách nhiệm của ngành BHXH đến đâu?
Ngành BHXH thu BHXH được ví như thu thuế hộ cho NLĐ. Do đó, để hiệu quả, ngành BHXH cần phải được coi trọng như ngành Thuế. Tiền BHXH của NLĐ nộp vào quỹ nhằm mục đích để sau này được nhà nước chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội. Ở khía cạnh nào đó, thực hiện tốt công tác thu BHXH ngoài việc đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ còn đảm bảo tính ổn định của thể chế.
Vậy DN nợ BHXH sẽ ảnh hưởng thế nào tới NLĐ thưa ông?
Mẫu số chung trong việc giải quyết nợ đọng BHXH của các nước trên thế giới là người ta coi trọng thu BHXH giống như thu thuế. Ngành BHXH của họ có quyền được thanh tra, xử phạt giống như ngành thuế Ông Trần Đình Liệu
Nếu các DN cứ tiếp tục nợ đọng, thậm chí chiếm đoạt tiền BHXH như hiện nay, người bị ảnh hưởng đầu tiên chính là lao động. Bởi lẽ DN không đóng BHXH, NLĐ sẽ không được hưởng các trợ cấp theo quy định. Ngành BHXH chỉ là ngành thực thi pháp luật của nhà nước nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ. Do đó, nhà nước nên giao cho ngành BHXH đủ quyền lực, đủ công cụ để làm cho pháp luật nhà nước nghiêm minh hơn trong lĩnh vực BHXH.
Hiện, vì còn quan điểm phải đúng bộ, đúng ngành mới được phép thanh tra, xử phạt nên mới khiến các DN chây ỳ và chiếm đoạt tiền BHXH như hiện nay.
Mức độ DN chiếm đoạt tiền BHXH của NLĐ hiện ra sao?
Khối lượng tài sản chiếm đoạt từ BHXH là rất lớn mà không ai biết. Thậm chí biết mà không nói hoặc chưa có chế tài để xử lý phù hợp. Vì thế, người cuối cùng chịu hậu quả vẫn là NLĐ và xã hội. Khi người già không có BHXH chi trả lương hoặc trợ cấp, gánh nặng này lại đè lên vai nhà nước. Do đó, việc đóng BHXH còn quan trọng hơn cả đóng thuế vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của con người. Với những nước tiên tiến trên thế giới, vấn đề tiền BHXH được đưa lên hàng đầu. Vì nó là tiền thuế của NLĐ nộp để khi về hưu hoặc ốm đau, tai nạn lao động sẽ được hưởng các trợ cấp từ Quỹ BHXH.
Theo ông để giải quyết dứt điểm tình trạng DN nợ đọng BHXH, tới đây các luật liên quan nên sửa đổi, bổ sung theo hướng nào?
Tôi nghĩ đầu tiên Quốc hội nên sửa đổi Luật BHXH về các điều khoản vi phạm và các chế tài xử phạt. Luật BHXH phải quy định rõ ràng, nếu DN chậm đóng hoặc không đóng sẽ phải chịu hình phạt nào. Hình thức xử lý nợ BHXH phải được quy định giống như việc DN nợ hoặc trốn thuế và ở mức nghiêm trọng phải điều chỉnh bằng Luật Hình sự.
Ngoài ra, để việc thu BHXH hiệu quả, nên giao cho ngành BHXH chịu trách nhiệm. Nếu giao cho ngành BHXH, phải quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn của ngành BHXH trong vấn đề này. Có như vậy, ngành BHXH mới có đủ công cụ để đưa ra các chế tài xử phạt đối với những DN vi phạm. Đồng thời nên sửa một số điều trong Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp nên quy định rõ, DN muốn đăng ký kinh doanh cần phải đăng ký đóng BHXH đối với ngành BHXH. Có như vậy, khi DN vi phạm, ngành BHXH mới có đầy đủ thẩm quyền yêu cầu DN ngừng hoạt động nếu số nợ BHXH quá lớn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ.
Ông có thể cho biết, các nước trong khu vực và trên thế giới có xảy ra tình trạng nợ đọng BHXH lớn như ở Việt Nam?
Mẫu số chung trong việc giải quyết nợ đọng BHXH của các nước trên thế giới là người ta coi trọng thu BHXH giống như thu thuế. Ngành BHXH của họ có quyền được thanh tra, xử phạt giống như ngành thuế. Nhiều nước trên thế giới coi trọng việc đóng BHXH và có các quy định rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn, khi NLĐ xin vào một Cty nào đó, bắt buộc phải có sổ BHXH. Nếu không có sổ BHXH, khi bị BHXH thanh tra, cả NLĐ và DN đều bị phạt.
Với thực trạng DN nợ đọng kéo dài như hiện nay, nếu không sớm sửa luật, ngành BHXH sẽ luôn bị động. Nếu cứ tiếp tục trông chờ vào các ngành khác để thanh tra, xử phạt, rất khó để giải quyết dứt điểm tình trạng DN nợ đọng BHXH. Hy vọng, đến tháng 5/2014, Quốc hội sẽ đưa luật BHXH ra để thảo luận và nếu được thông qua các kiến nghị của ngành BHXH, luật mới sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2014.
Cảm ơn ông!
PHONG CẦM
Thực hiện
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.