SCIC sẽ nắm giữ và đầu tư dài hạn tại 4 doanh nghiệp, gồm FPT Telecom, Vinamilk (VNM), Dược Hậu Giang (DHG) và Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR).
Tin mới
Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 5/12
Không có cổ phiếu mới đủ tiêu chuẩn, Market Vector Vietnam ETF có loại PVX và HPG?
Sàn UPCOM dậy sóng: Nhiều rủi ro
SCIC sẽ nắm giữ và đầu tư dài hạn tại 4 doanh nghiệp, gồm FPT Telecom, Vinamilk (VNM), Dược Hậu Giang (DHG) và Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR).
Đó là nội dung trong đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đến năm 2015 có hiệu lực từ ngày 2/12.
SCIC sẽ nắm giữ và đầu tư dài hạn tại 4 doanh nghiệp, gồm FPT Telecom, Vinamilk (VNM), Dược Hậu Giang (DHG) và Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR).
Trong năm vừa qua, chỉ riêng việc ba cổ phiếu đang niêm yết là VNM, DHG và VNR tăng giá mạnh đã mang lại cho SCIC khoản lãi chưa ghi nhận hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó "bò sữa" Vinamilk đóng góp 20.000 tỷ. Vinamilk cũng đã mang về 1.400 tỷ đồng cổ tức cho SCIC trong năm 2013, tăng 40% so với một năm trước đó.
Gần đây, có một số chuyên gia kêu gọi Nhà nước nên bán bớt cổ phiếu tại doanh nghiệp ở những ngành không thiết yếu, trong đó có ngành sữa, để giải quyết khó khăn tài chính trước mắt. Đề xuất này nhận được nhiều phản ứng trái chiều, trong đó các ý kiến phản đối cho rằng bán giá hiện tại còn quá thấp, trong khi ý kiến ủng hộ nhấn mạnh đến việc SCIC "buông" sẽ giúp cải thiện đáng kể công tác quản trị điều hành tại Vinamilk, giúp hãng sữa hàng đầu Việt Nam này có bước phát triển mới.
Tuy vậy, không thấy tín hiệu cho thấy SCIC sẽ "buông" Vinamilk. Thậm chí, vì lý do không muốn pha loãng cổ phần, SCIC đã phủ quyết phương án phát hành thêm cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP) bất chấp sự phản đối của phần lớn cổ đông tham dự đại hội.
Sau Vinamilk, FPT Telecom là nguồn đóng góp cổ tức lớn thứ 2 cho SCIC với tỷ lệ cổ tức tiền mặt hàng năm ở mức 40-50% mệnh giá, tương ứng 200-250 tỷ đồng/năm. Hiện SCIC nắm giữ hơn 50% cổ phần của công ty này.
Trong quá trình tái cơ cấu, SCIC cũng sẽ nắm toàn bộ vốn tại 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC, Công ty Khai thác và chế biến đá An Giang và công ty Đầu tư và kinh doanhh khoáng sản Vinaconex. 24 doanh nghiệp sẽ do SCIC nắm cổ phần chi phối và 2 doanh nghiệp được cổ phần hóa nhưng vẫn nắm giữ cổ phần là Công ty Thương mại, du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên, công ty Khoáng sản Lai Châu.
Ngược lại,SCIC sẽ thoái vốn tại 376 doanh nghiệp, trong đó có những đơn vị đáng chú ý như Vinaconex (VCG), Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Tập đoàn FPT (FPT), Nhựa Bình Minh (BMP), vàNhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP). Nếu bán theo giá đóng cửa hôm nay, chỉ riêng thoái vốn khỏi 5 công ty kể trên đã mang về cho SCIC 6.000 tỷ đồng tiền mặt.
Một số công ty niêm yết khác nằm trong diện thoái vốn như Nhựa Rạng Đông, Traphaco, Nhiệt điện Phả Lại, Nước khoáng Vĩnh Hảo...
Quyết định nêu rõ, quy mô vốn điều lệ của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2015 là 50.000 tỷ đồng. Về phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp hiện có giai đoạn đến năm 2015, Quyết định nêu rõ, duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gồm: Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC; Công ty TNHH một thành viên Khai thác và Chế biến đá An Giang; Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Kinh doanh khoáng sản Vinaconex. 4 doanh nghiệp Tổng công ty nắm giữ, đầu tư dài hạn gồm: CTCP Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam; CTCP viễn thông FPT; CTCP Dược Hậu Giang; CTCP sữa Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng công ty có cổ phần, vốn góp chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại 24 doanh nghiệp. Thực hiện cổ phần hóa, Tổng công ty nắm giữ cổ phần chi phối gồm: Công ty TNHH một thành viên Thương mại, du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên; Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản Lai Châu. Bên cạnh đó, thực hiện thoái vốn nhà nước tại 376 doanh nghiệp. |
TheoHà Thanh
Theo Trí Thức Trẻ/Cafebiz
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.