giấy phép kinh doanh việt nam công ty kiểm tra kinh doanh giấy phép ngân hàng quyết định bão vi phạm kế toán bộ tài chính tài chính công an giám đốc
iám đốc Kiệt và Minh từng tổ chức kinh doanh (mua bán xăng dầu) ngoài nguồn cung cấp của Công ty nhằm kiếm thêm thu nhập cho một số cá nhân, trong đó có bản thân ông.
Trao đổi với PV Báo CAND sáng 7/3, Thượng tá Nguyễn Văn Luyện - Trưởng phòng CSĐT tội phạm kinh tế (PC46) Công an tỉnh Kiên Giang cho biết đang tích cực điều tra hành vi sai phạm (tham ô và sử dụng trái phép tài sản) của 3 đối tượng từng là người của Công ty CP Dầu khí Mê Kông (PV Oil MeKong) - Chi nhánh Kiên Giang (đặt tại ấp Minh Phong, xã An Bình, huyện Châu Thành, Kiên Giang), gồm Nguyễn Tuấn Kiệt - Giám đốc Chi nhánh cùng Kế toán trưởng Nguyễn Đức Minh và Trưởng kho Đỗ Trung Trực.
Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, ông Kiệt được lãnh đạo PV Oil MeKong phân công làm Giám đốc Chi nhánh Kiên Giang từ 30/6/2005 đến 12/5/2009. Trong khoảng thời gian này, ông Kiệt cùng hai thuộc cấp kể trên đã vi phạm quy chế quản lý tài chính của Công ty, làm thất thoát số tiền và hàng gần 9,942 tỷ đồng.
Công ty CP Dầu khí Mê Kông đã nhiều lần yêu cầu khắc phục nhưng cả ba ông này đều né tránh, thể hiện thái độ xem thường pháp luật. Chính vì thế, cuối tháng 7/2012, lãnh đạo PV Oil MeKong đã có văn bản đề nghị PC46 Công an Kiên Giang vào cuộc.
Cơ quan điều tra cho biết, trước đó, Tổ kiểm tra của PV Oil MeKong đã phát hiện Kế toán trưởng Nguyễn Đức Minh đứng tên trên các sổ tiết kiệm (không kỳ hạn và có kỳ hạn) và thực hiện giao dịch tại một số Ngân hàng. Tổng số tiền gửi vào lên trên 392 tỷ đồng. Trong sổ tiết kiệm đầu tiên, tuy không đứng tên nhưng Giám đốc Nguyễn Tuấn Kiệt đã có chữ ký mẫu, tham gia một lần gửi gần 540 triệu đồng và từng trực tiếp rút gần 11 tỷ đồng.
Theo thừa nhận của hai ông Kiệt và Minh, số tiền trên chủ yếu là từ nguồn tiền của khách mua hàng trả trước của chi nhánh. Khoản lãi thu về từ khoản gửi tiết kiệm này gần 400 triệu đồng.
Chưa dừng lại ở đó, Giám đốc Kiệt và Minh từng tổ chức kinh doanh (mua bán xăng dầu) ngoài nguồn cung cấp của Công ty nhằm kiếm thêm thu nhập cho một số cá nhân, trong đó có bản thân ông.
Theo lời khai của Kế toán Chi nhánh Nguyễn Đức Minh, trong thời gian ông Kiệt làm Giám đốc Chi nhánh, cùng lúc tồn tại nhiều khoản thu từ các nguồn: lãi do kinh doanh ngoài, lãi từ các sổ tiết kiệm, chênh lệch do bớt - giảm thù lao khách hàng có mua hàng của Công ty.
Với tổng các khoản thu này, sau khi trích 15 - 20 triệu đồng/tháng cho hoạt động chung của tập thể, phần còn lại, Giám đốc Kiệt được chia 50%, hai thuộc cấp Minh và Trực đều được 25%.
Trước khi cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang vào cuộc, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã ký quyết định rút giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu của PV Oil MeKong.
Việc rút giấy phép xuất phát từ đề nghị của Công ty này và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhằm chuyển việc nhập khẩu xăng dầu tập trung vào Tổng Công ty Dầu Việt Nam thuộc PVN, để phân phối lại cho các công ty con.
Vào thời điểm lãnh đạo Bộ Công thương ký quyết định rút giấy phép, đây là DN thứ hai (sau Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) bị rút giấy phép kinh doanh xăng dầu do được giao làm đầu mối nhập khẩu xăng nhưng không nhập khẩu trong nhiều tháng.
Tổ kiểm tra của PV Oil MeKong còn phát hiện 7 nhân viên Chi nhánh có giao dịch bất thường tại ngân hàng liên quan đến số tiền gần 3 tỷ đồng. Giám đốc Kiệt từng nhờ ông Minh chuyển cho người nhà của mình ở tỉnh Vĩnh Long 530 triệu đồng.
Thủ kho Trực bị xác định làm thất thoát hơn 3,5 tỷ đồng. Đây là một trong những sai phạm khiến ông bị cấp ủy Đảng có thẩm quyền ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
Bên cạnh những việc làm vừa kể, Giám đốc Chi nhánh Kiên Giang còn làm thất thoát số tiền gần chục tỷ đồng.
Tổ kiểm tra của PV Oil MeKong đã không thể lần được hết những "con nợ" của Chi nhánh bởi nhiều lý do, trong đó có lý do "con nợ" không nhận nợ, hoặc lánh mặt hoặc không xác định. Đối với "con nợ" lớn nhất (thể hiện trên sổ sách số tiền nợ Chi nhánh gần 7 tỷ đồng) là Xí nghiệp An Bình, sau khi đối chiếu thanh toán tiền hàng giữa hai bên; kiểm tra toàn bộ chứng từ thanh toán (chứng từ tiền mặt và chuyển khoản), cho thấy Xí nghiệp An Bình không còn nợ Chi nhánh.
Ông Minh thú nhận, cuối năm 2008 phát hiện mất cân đối tài chính nên đã làm giả hồ sơ để đối phó. Một số giấy nộp tiền vào ngân hàng, ông Minh thừa nhận đã tự ghi, sửa ngày để phù hợp với báo cáo gửi Công ty. Thậm chí, có giấy xác minh (do ông Minh làm với ngân hàng) là Chi nhánh nộp 2,9 tỷ đồng vào ngân hàng để chuyển về Công ty đầu năm 2008 là giả.
Ngoài sai phạm tại Chi nhánh Kiên Giang, theo ngành chức năng TP. Cần Thơ, thời gian vừa qua, PV Oil MeKong cũng có một số biểu hiện thiếu trung thực. Cụ thể, vào ngày 22/1/2013, Chi cục kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan TP Cần Thơ đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với DN này với nội dung vi phạm: Công ty khai báo chưa chính xác các thông tin liên quan đến hàng hoá nhập khẩu thuộc 11 tờ khai nhập khẩu (dẫn đến việc xác định giá tính thuế và số thuế phải nộp sai) và kê khai tạm nhập tái xuất xăng dầu không chính xác số lượng giữa nhập và xuất.
Từ những phát hiện này, số tiền phạt vi phạm hành chính và thuế VAT PV Oil MeKong phải nộp thêm được xác định hơn 67 tỷ đồng. Chưa hết, Công ty kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt (liên quan đến nguyên liệu chế biến xăng dầu) với Cục Thuế TP Cần Thơ cũng chưa đầy đủ nên mới đây, bị yêu cầu nộp thêm 57 tỷ đồng và đây không phải là con số cuối cùng.
Chiều 7/3, một nguồn tin riêng của PV Báo CAND cho biết, Cục Thuế TP Cần Thơ vừa có văn bản xin ý kiến Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính liên quan đến khoản tiền khoảng 170 tỷ đồng còn lại
Theo Binh Huyền
CAND
tài chính kinh doanh việt nam giám đốc công an kiểm tra công ty ngân hàng giấy phép kinh doanh kế toán quyết định vi phạm bão bộ tài chính giấy phép
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.