ự thay đổi này buộc người ta phải định nghĩa lại hình ảnh ngoại ô. "Ngoại ô vẫn thường biết đến là miền đất của cơ hội- môi trường giáo dục chất lượng hơn, nhà cửa khang trang hơn và điều kiện công việc tốt hơn. Thế nhưng giờ đây những giá trị mà chúng ta vẫn tin tưởng đã khác nhiều", ông Scott Allard, trợ giảng tại trường đại học Chicago cho biết.
Viện Brooking Institution đã công bố báo cáo nghiên cứu gây nhiều chú ý. Theo đó, số lượng cư dân nghèo ở ngoại ô sống của Mỹ tăng gần 64% trong giai đoạn 2000-2011 lên mức 16,4 triệu người. Mức tăng này gấp đôi so với tại thành phố.
Cũng theo báo cáo, gần 60% người nghèo tại thành phố Cleveland, từng một thời tập trung tại các khu vực thành thị thì giờ đây lại tìm tới các vùng ngoại ô để làm ăn, sinh sống, tăng từ mức 40% vào năm 2000.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, trong vài năm qua, tỷ lệ nghèo đói tại khu vực ngoại ô đã gia tăng cùng với sự gia tăng dân số. Nhưng con số hơn 60% quả thực vượt quá sức tưởng tượng. Điều này đã làm thay đổi hình ảnh ngoại ô là miền đất của tầng lớp trung lưu- nơi từng một thời hấp dẫn người nhập cư và những gia đình khá giả từ thành phố tới sinh sống, đồng thời cũng trở thành nỗi lo cho các cấp chính quyền trong việc nâng cấp hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực.
Lý giải nguyên nhân cho thực trạng này, các nhà nghiên cứu tại viện Brookings Institution cho rằng, vì giờ đây nhiều người Mỹ sống hơn sống ở ngoại ô nên số lượng người nghèo tại khu vực cũng do đó mà gia tăng. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế. Khủng hoảng tài chính và suy thoái trong thời gian qua đã ảnh hưởng dữ dội đến đời sống ngoại ô như tình trạng thất nghiệp gia tăng đột biến, kéo theo đó là nghèo đói.
Không những thế, việc chấm dứt sự bùng nổ của thị trường nhà ở mới đây đã trở thành nguyên nhân đã kéo nhiều người nhập cư và dân thành phố tới ngoại ô sinh sống.
Như vậy, thất nghiệp, kinh tế khó khăn và chính sách thắt chặt chi tiêu công là những nguyên nhân chính đẩy người dân Mỹ từ bỏ thành phố để về ngoại ô sinh sống. Thực tế, đã có rất nhiều người Mỹ đang di chuyển về các khu vực ngoại ô do gặp phải khó khăn về tài chính. Tara Simons là một trong số đó. Bà mẹ đơn thân này đã cùng con gái chuyển tới West Hartford với hi vọng có một cuộc sống dễ thở hơn sau khi phải vật lộn với quá nhiều nỗi lo cơm áo ở thành thị vì thất nghiệp, công việc bấp bênh trong thời buổi suy thoái kinh tế.
Theo báo cáo vừa được Cục Thống kê dân số Mỹ công bố vào ngày (14/11/2013), với công cụ thống kê mới, số lượng dân nghèo của Mỹ đã vọt lên mức 49,7 triệu người (chiếm đến hơn 16% tổng số dân)- một con số khiến thế giới phải giật mình về thực trạng nghèo đòi tại cường quốc số 1 thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.