Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

"Hy sinh" tăng trưởng tín dụng?

động sản mở rộng kinh doanh ngân hàng tín dụng kinh tế kinh doanh tổng giám đốc hội đồng quản trị nền kinh tế doanh nghiệp khó khăn mở rộng tái cấu trúc tăng trưởng vay vốn bất động sản nhu cầu công ty

(Toquoc)-Thà hy sinh tăng trưởng tín dụng để tập trung tái cấu trúc ngân hàng mạnh mẽ trong năm nay còn hơn là có con số tăng trưởng "ảo". Tăng trưởng 12% khó khả thi Khác với những tháng đầu năm 2012, thay vì chạy đôn chạy đáo tìm cách vay vốn ngân hàng để mở rộng kinh doanh, thì nay, các doanh nghiệp vẫn co cụm sản xuất hoặc tìm mọi cách tránh nguồn vốn từ ngân hàng. Điều này cũng lý giải vì sao trong hai tháng đầu năm nay tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng vẫn ở mức âm 0,16%. Anh Lê Xuân Tư-Giám đốc Công ty xây dựng Thiên Long (Hà Nội) cho biết, tuy là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng kinh doanh trên lĩnh vực vẫn còn rủi ro là bất động sản nên mức lãi suất ưu đãi vẫn quá xa vời với doanh nghiệp. Không thể mở rộng kinh doanh, đồng nghĩa với việc không có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng thương mại, nhưng doanh nghiệp này lại đang hướng đến các dự án có vốn vay ODA từ các tổ chức quốc tế. "Thông thường các gói dự án này đều là an sinh xã hội, vốn đầu tư không lớn nhưng giải ngân luôn đi cùng tiến độ công trình. Tất nhiên, để "chạy" được phải có lobby, nhưng tính ra khoản này còn dễ thở hơn là lãi suất ngân hàng hiện nay", anh Tư cho hay. Trong khi đó chị Bùi Hồng Hạnh-Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu SannamFood lại kém mặn mà với mức lãi suất 9-11% mà các ngân hàng đang chào mời. Chị Hạnh cho hay, tuy lãi suất không còn "khó chịu" như năm 2012 vì doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên hưởng mức ưu đãi, nhưng tiếc là hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn nên có vốn thêm cũng chẳng để làm gì. "Hiện thị trường xuất khẩu nông sản cũng bị thu hẹp, đơn hàng 3 tháng đầu năm chưa có, chả nhẽ vay xong rồi lại gửi ngân hàng để lấy lãi", chị Hạnh nói. Bản thân một số ngân hàng thương mại cũng thừa nhận tăng trưởng tín dụng vẫn trong tình trạng "dậm chân" tại chỗ vì không thể đẩy được dòng tiền ra. Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) cho hay, hiện tại đang có các gói cho vay lãi suất chỉ 8-9%, nhưng không nhiều doanh ngh

(Toquoc)-Thà hy sinh tăng trưởng tín dụng để tập trung tái cấu trúc ngân hàng mạnh mẽ trong năm nay còn hơn là có con số tăng trưởng "ảo". Tăng trưởng 12% khó khả thi Khác với những tháng đầu năm 2012, thay vì chạy đôn chạy đáo tìm cách vay vốn ngân hàng để mở rộng kinh doanh, thì nay, các doanh nghiệp vẫn co cụm sản xuất hoặc tìm mọi cách tránh nguồn vốn từ ngân hàng. Điều này cũng lý giải vì sao trong hai tháng đầu năm nay tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng vẫn ở mức âm 0,16%. Anh Lê Xuân Tư-Giám đốc Công ty xây dựng Thiên Long (Hà Nội) cho biết, tuy là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng kinh doanh trên lĩnh vực vẫn còn rủi ro là bất động sản nên mức lãi suất ưu đãi vẫn quá xa vời với doanh nghiệp. Không thể mở rộng kinh doanh, đồng nghĩa với việc không có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng thương mại, nhưng doanh nghiệp này lại đang hướng đến các dự án có vốn vay ODA từ các tổ chức quốc tế. "Thông thường các gói dự án này đều là an sinh xã hội, vốn đầu tư không lớn nhưng giải ngân luôn đi cùng tiến độ công trình. Tất nhiên, để "chạy" được phải có lobby, nhưng tính ra khoản này còn dễ thở hơn là lãi suất ngân hàng hiện nay", anh Tư cho hay. Trong khi đó chị Bùi Hồng Hạnh-Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu SannamFood lại kém mặn mà với mức lãi suất 9-11% mà các ngân hàng đang chào mời. Chị Hạnh cho hay, tuy lãi suất không còn "khó chịu" như năm 2012 vì doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên hưởng mức ưu đãi, nhưng tiếc là hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn nên có vốn thêm cũng chẳng để làm gì. "Hiện thị trường xuất khẩu nông sản cũng bị thu hẹp, đơn hàng 3 tháng đầu năm chưa có, chả nhẽ vay xong rồi lại gửi ngân hàng để lấy lãi", chị Hạnh nói. Bản thân một số ngân hàng thương mại cũng thừa nhận tăng trưởng tín dụng vẫn trong tình trạng "dậm chân" tại chỗ vì không thể đẩy được dòng tiền ra. Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) cho hay, hiện tại đang có các gói cho vay lãi suất chỉ 8-9%, nhưng không nhiều doanh nghiệp vay. Cùng đó, một số ngân hàng đề cao chất lượng hơn số lượng nên rất thận trọng để "chọn mặt gửi vàng", cũng khiến tăng trưởng tín dụng ì ạch hơn. Theo đại diện ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông (MDB), nhận diện được đâu là khách hàng tốt, có khả năng trả nợ đang là cái khó của nhiều ngân hàng hiện nay. Nếu không, những khoản vay có thể làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao. "Do đó, mức độ tăng trưởng tín dụng cần phải nhất quán với chất lượng tín dụng", vị này cho biết.

Liệu có thể "hy sinh" tăng trưởng tín dụng?

Hy sinh tăng trưởng tín dụng?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng khả năng tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay rất khó đạt được. "Muốn đạt con số 12% thì từ nay đến hết năm ít nhất mỗi tháng tín dụng phải tăng từ 1-1,5%. Ngân hàng Nhà nước vừa công bố nợ xấu đã trở thành nợ "tốt" rồi, nhưng còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có khả năng trả nợ ngân hàng", ông Hiếu bày tỏ.

Theo ông Hiếu, thực tế cũng cho thấy, nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh vẫn chưa cao. Riêng với các đối tượng ưu tiên như: lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có những khó khăn chưa thể tiếp cận vốn. Lãi suất đã giảm đáng kể nhưng không nhiều các ngân hàng dám mạnh tay cho vay, trong khi đó nhiều doanh nghiệp làm ăn khá một chút vẫn đang ngần ngại vay vốn.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng không phải là vấn đề khó với các ngân hàng, bởi tiền lệ cũng đã có nhiều ngân hàng "chạy" chỉ tiêu tạo tăng trưởng tín dụng ảo. Vấn đề lúc này là cần có mức tăng trưởng đúng thực lực với từng ngân hàng. Do đó, theo chuyên gia này, năm nay, không phải đặt nặng vấn đề tăng trưởng tín dụng, quan trọng nhất vẫn là tái cấu trúc kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng.

"Thà hy sinh tăng trưởng tín dụng để tập trung tái cấu trúc trong năm nay còn hơn. Một khi nền kinh tế đã ổn định lúc đó quay lại thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thì sự hy sinh này càng có ý nghĩa", ông Hiếu nói.

Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), ôngNguyễn Đức Hưởng cho biết, năm 2013, kế hoạch tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này là 12%. Theo ông Hưởng đánh giá, đây là mức cao nhất, tương đương với nhóm 1 được tăng trưởng tối đa 17% của năm 2012.

"Ngay cả khi được 'nới' cho vay với các lĩnh vực phi sản xuất là chứng khoán, bất động sản, nhiều nhà băng cũng sẽ vẫn dè dặt không dám cho vay ồ ạt. Do đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% toàn ngành cũng là khó", ông Hưởng chia sẻ.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Cao Sĩ Kiêm cho biết, hiện các vấn đề nội tại như hàng tồn kho, nợ xấu bất động sản chưa giải quyết dứt điểm thì năm nay tăng trưởng tín dụng khó đạt mức từ10-12%, thậm chí vẫn dừng ở một con số./.

Bài, ảnh: Thành Tâm

khó khăn động sản doanh nghiệp kinh doanh ngân hàng bất động sản hội đồng quản trị công ty kinh tế mở rộng nền kinh tế nhu cầu mở rộng kinh doanh vay vốn tái cấu trúc tổng giám đốc tăng trưởng tín dụng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...