xuất sắc miễn phí điện ảnh văn hoá nhật bản tình yêu văn học động đất nghệ thuật âm nhạc gia việt nam
(TBKTSG Online) - Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học "Không chốn nương thân" từng đoạt bốn giải Oscar, hai giải Quả cầu vàng và ba giải thưởng của Viện hàn lâm Điện ảnh Anh quốc sẽ được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào cuối tuần này. Ngoài ra, nhiều triển lãm, chương trình âm nhạc khác cũng diễn ra vào dịp cuối tuần.
Nhóm CTV
(TBKTSG Online) - Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học "Không chốn nương thân" từng đoạt bốn giải Oscar, hai giải Quả cầu vàng và ba giải thưởng của Viện hàn lâm Điện ảnh Anh quốc sẽ được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào cuối tuần này. Ngoài ra, nhiều triển lãm, chương trình âm nhạc khác cũng diễn ra vào dịp cuối tuần.
Chương trình giải trí cuối tuần từ 22 đến 24-2
Hà Nội
Xem miễn phí phim "Không chốn nương thân"
Vào lúc 14 giờ ngày 2-3 tại phòng chiếu của trung tâm TPD (51 Trần Hưng Đạo), sẽ trình chiếu bộ phim "Không chốn nương thân" (tựa gốc: No Country for Old Men) và sau đó sẽ là phần giao lưu trao đổi với hai vị khách mời - Hoàng Cầm Giang (Giảng viên trường ĐH KHXH và Nhân văn) và Đoàn Ánh Dương (Viện văn học) về vấn đề chuyển thể.
Cormac McCarthy, một nhà văn đoạt giải Pulitzer cho ra mắt cuốn sách "No Country for Old Men" vào năm 2005. Cuốn sách chứa đựng những vấn đề đương thời về cuộc chiến dai dẳng của loài người chống lại tội ác; sự cám dỗ, hy sinh và tồn tại; tình yêu và hy vọng... ngay lập tức thu được thành công đáng kể.
Câu chuyện bắt đầu khi Llewelyn Moss tình cờ tìm thấy chiếc xe tải chất đầy ma túy và hơn 2 triệu đô la tiền mặt. Khi Moss quyết định lấy đi số tiền cũng là lúc anh ấn nút khởi động cho guồng quay tội ác mà thậm chí cả luật pháp cũng không thể ngăn cản.
Cũng vì số tiền đó, Moss phải trốn chạy sự săn đuổi của những tên trùm ma túy và Chigurh, tên tội phạm máu lạnh vô cùng độc ác thích quyết định số phận nạn nhân bằng trò chơi tung đồng xu. Moss có thể dừng cuộc truy đổi lại bằng cách giao nộp tiền cho cảnh sát hoặt chấp nhận sự giúp đỡ của Wells nhưng sự cám dỗ và sự nghi ngờ đã khiến anh tiếp tục dấn thân vào cuộc chạy trốn sự truy đuổi, mặc dù anh biết điều gì sẽ xảy ra phía trước cho anh và gia đình của mình.
Cuối năm 2008, sách đã được dịch sang tiếng Việt mang tên "Không chốn dung thân", do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, dày 304 trang, giá bìa: 57.000 đồng.
Trước đó, vào năm 2007, "No Country for Old Men" được chuyển thế thành bộ phim cùng tên do anh em nhà Coen làm đạo diễn và đoạt bốn giải Oscar lần thứ 80: Đạo diễn xuất sắc nhất, Bộ phim xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất; cùng hai giải Quả cầu Vàng (Golden Globe), và ba giải của Viện Hàn lâm Điện ảnh Anh quốc (Orange British Academy Film Award).
Cây thông duy nhất còn sống sót sau trận động đất dữ dội tại Nhật Bản - ảnh do BTC cung cấp. |
Nằm trong top 10 tác phẩm đáng xem nhất của năm 2007 do Ban phê bình điện ảnh quốc gia Mỹ bình chọn.
Triển lãm ảnh động đất ở phía Đông Nhật Bản
Triển lãm phóng sự ảnh, do báo Asahi Shimbun và Mitsubishi Corporation tổ chức, tái hiện những nỗ lực tái xây dựng cuộc sống sau động đất vùng Đông Nhật Bản được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học) đến hết ngày 4-3 và sau đó sẽ chuyển đến Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (91 Chùa Láng, quận Đống Đa) từ ngày 5 đến 11-3.
Triển lãm ảnh được tổ chức không chỉ nhằm tưởng niệm hai năm động đất tàn phá vùng Tohoku mà còn chuyển tải thông điệp về nỗ lực tái xây dựng cuộc sống nơi đây.
Triển lãm tranh và trình diễn nghệ thuật "Chợ quê"
Buổi triển lãm tranh kết hợp trình diễn nghệ thuật "Chợ quê" với sự tham gia của các nghệ sĩ Việt Nam và nước ngoài sẽ diễn ra lúc 10 giờ 30 ngày 2-3 tại sân bóng bãi giữa sông Hồng.
Họa sĩ Nguyễn Thân sẽ triển lãm bức tranh "Chợ quê" rộng 180 mét vuông kết hợp cùng nghệ sĩ trình diễn Đào Anh Khánh, Đoàn Minh Hoàn, nhạc sĩ đương đại Robert Pepper và Brett Zweiman từ đến từ New York tái hiện cuộc sống và văn hóa làng quê từ nghìn đời nay.
Trong buổi trình diễn kéo dài 1 tiếng đồng hồ, họa sĩ Nguyễn Thân còn chơi saxophone, nhạc sĩ Robert Pepper chơi nhạc đương đại bằng sáo và bộ gõ truyền thống của làng quê Việt Nam, nhạc sĩ Brett Zueiman chơi nhạc đương đại bằng trống, chiêng đình làng. Hai nghệ sĩ Đào Anh Khánh, Đoàn Minh Hoàn sẽ trình diễn múa nghệ thuật đương đại.
TPHCM
Poster chiếu phim tài liệu âm nhạc Đan Mạch - ảnh do BTC cung cấp. |
Xem phim tài liệu âm nhạc củaban nhạc Efterklang
Vào lúc 20 giờ ngày 1-3 tại Salon Văn hóa Cà phê thứ bảy (lầu 1, Trung Nguyên Coffee, 19B Pham Ngọc Thạch, quận 3), sẽ trình chiếu miễn phí hai bộ phim tài liệu âm nhạc của Đan Mạch - "The Ghost of Piramida" và "An Island", với sự hiện diện của ban nhạc Efterklang (Đan Mạch).
Bộ phim "The Ghost of Piramida" do đạo diễn Andreas Koefoed thực hiện vào năm 2012, dài 65 phút, tiếng Đan Mạch/Anh kèm phụ đề tiếng Anh/Việt.
Piramida là một thị trấn khai mỏ trên đảo Svalbard (Na Uy). Piramida hoàn toàn bị bỏ hoang, con người đã biến mất, nhưng những tòa nhà bê tông theo phong cách tối giản vẫn còn đó, trở thành minh chứng cho sự sống đã từng tồn tại. Piramida là nơi ban nhạc Đan Mạch Efterklang tìm kiếm sự u uất và tinh thần của một 'thị trấn ma' qua vô số những đoạn âm thanh ngắn được họ thu trực tiếp trên đảo, và trở thành khung sườn cho album mới nhất, cũng mang tên 'Piramida'.
Cùng lúc, Alexander - một công dân của Piramida xưa đưa người xem quay lại lại một thời xa vắng, khi thị trấn tràn ngập những thợ khai mỏ đến từ Nga - sống trong một xã hội thu nhỏ có phần khác biệt với những gì đang diễn ra trên đất liền. Ta chứng kiến vẻ đẹp utopia của Piramida qua những thước phim được chính Alexander thu lại, trong khi ở thời hiện tại, những âm thanh ám ảnh của ban nhạc Efterklang được mài giũa và hòa tấu vô cùng tuyệt đẹp với câu chuyện đầy mê hoặc về sự thịnh vượng và điêu tàn của thị trấn.
Bộ phim "An Island" (2010) của đạo diễn Vincent Moon, không đơn thuần là một bộ phim tài liệu âm nhạc, nó là bức thư tình ngợi ca các giá trị gia đình, nguồn cội, cuộc sống ở những thị trấn nhỏ, và khả năng kỳ diệu của âm nhạc giúp gắn kết con người với con người...
Một tác phẩm được trưng bày trong triển lãm của Nguyễn Thế Hùng. |
Triển lãm "Xin hãy nhẹ tay"
Tại phòng tranh Craig Thomas (27i Trần Nhật Duật, TPHCM) đang diễn ra triển lãm "Xin hãy nhẹ tay" của họa sĩ Nguyễn Thế Hùng. Triển lãm giới thiệu tới công chúng loạt tranh mới nhất của họa sĩ bằng chất liệu acrylic trên giấy dó và vải bố.
Nét đẹp gợi cảm của người phụ nữ hiện đại tồn tại song song với những họa tiết truyền thống Việt Nam và các hoa văn truyền thống Phật giáo của các đền chùa và các công trình kiến trúc cổ với màu sắc tươi sáng.
Loạt tranh mới nhất của Nguyễn Thế Hùng bắt nguồn từ sự quan tâm của họa sĩ đến những khác biệt trong thiết kế cổ xưa và hiện đại, sự tương phản giữa giá trị truyền thống nông thôn và những thái độ mới đã bị đô thị hóa hoặc có tính quốc tế.
Triển lãm kéo dài từ nay tới hết ngày 11-4-2013.
Sách mới:
"Một mình ở châu Âu" của Phan Việt
Những người đàn bà, họ không một mình ngẫu nhiên tới Paris, Venice, Rome, Florence... Họ có thể là sinh viên mới ra trường, muốn đến Paris để viết văn; có thể là người đã đi qua một cuộc hôn nhân, giờ đến đó để nhìn lại; có thể là người bấy lâu vẫn mòn mỏi chờ đợi mối tình lớn của đời mình và mong nó xảy ra ở châu Âu... Hoặc họ có thể, như tác giả của cuốn sách, đến châu Âu một mình để du lịch như một người không quá khứ, không ràng buộc; và để hỏi những câu hỏi bước ngoặt về tình yêu và hôn nhân...
Phan Việt (1978) sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, chị lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Chicago và hiện là phó giáo sư, giảng dạy Đại học tại Mỹ.
Chị là tác giả các tập truyện ngắn "Phù phiếm truyện" (2005, Giải Nhì cuộc Vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần III); "Nước Mỹ, nước Mỹ" (2009); tiểu thuyết "Tiếng người" (2008); và bộ sách "Bất hạnh là một tài sản" (2013).
Ngoài viết văn, Phan Việt còn viết báo, dịch, hiệu đính và biên tập sách. Chị là đồng sáng lập tủ sách "Cánh cửa mở rộng" với nhà toán học Ngô Bảo Châu và Nhà xuất bản Trẻ nhằm dịch và giới thiệu sách hay tới bạn đọc Việt Nam.
Này chiến trận, này cuồng si
Lấy bối cảnh đất nước Italia thời Phục hưng, giai đoạn nội chiến đầy sóng gió trên bán đảo Italia, "Này chiến trận, này cuồng si" của nhà văn lãng mạn Rafael Sabatini sẽ khiến độc giả say mê với lối hành văn hào hoa, bay bổng nhưng cũng đậm đà hài hước, châm biếm qua câu chuyên tình yêu và âm mưu, hận thù và đố kỵ bên trong bức tường thành Roccaleone.
Rafael Sabatini (1875 - 1950) được coi là chàng hiệp sĩ cuối cùng của thể loại tiểu thuyết "áo choàng và thanh kiếm". Ông mang trong mình hai dòng máu Anh và Italia. Thành danh với những câu chuyện phiêu lưu đầy kịch tính và lãng mạn, ông là một trong những nhà văn nổi tiếng và được hâm mộ nhất khi còn sinh thời.
Những cuộc phiêu lưu dưới ngòi bút của ông không chỉ làm say mê bạn đọc mà còn tạo cảm hứng cho sự ra đời của hàng loạt phim điện ảnh. Ảnh hưởng của ông thậm chí còn kéo dài đến sau này. Hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông The sea hawk và The black swan đã được chuyển thể thành hai bộ phim khác nổi tiếng của Hollywood những năm 1940.
Đối thoại văn chương
Vào lúc 14 giờ ngày 1-3, tại thư viện của Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) sẽ diễn ra buổi ra mắt tập sách "Đối thoại văn chương" của hai tác giả Trần Nhuận Minh và Nguyễn Đức Tùng.
Tập sách dày 836 trang là kết quả của nhiều tháng trò chuyện trực tiếp và trao đổi thư từ giữa hai tác giả bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 9-2011 về những vấn đề rất khác nhau của thơ và thơ Việt Nam.
Song song với việc nêu câu hỏi và dẫn giải, nhà thơ Nguyễn Đức Tùng cũng bàn về nhiều vấn đề nghệ thuật thi ca mà anh quan tâm. Qua cuốn sách này, hai tác giả cùng mong muốn: cuộc trò chuyện giữa hai người sẽ trở thành cuộc trò chuyện nhiều phía giữa độc giả và nhà thơ, cả trong nước và hải ngoại.
Buổi ra mắt tập sách, do Nhà xuất bản Tri thức tổ chức với sự ủng hộ của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh và Trung tâm Văn hóa Pháp, gồm hai phần. Phần đầu là hai tác giả Trần Nhuận Minh và Nguyễn Đức Tùng giới thiệu cuốn sách soạn chung, "Đối thoại văn chương" (NXB Tri thức, 2012), sau đó là cuộc trao đổi của bạn đọc cùng với hai tác giả về tác phẩm, về nội dung hoặc quá trình sáng tạo tác phẩm.
Trần Nhuận Minh - nhà thơ, Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật (đợt 2, năm 2007), tác giả 17 tập thơ, 3 tập truyện vừa và 1 tập văn (chung với Nguyễn Đức Tùng: Đối thoại văn chương). Các tập thơ tiêu biểu, "Nhà thơ và hoa cỏ" (1993), "Bản Xônát hoang dã" (2003), "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh" (2007), "Miền dân gian mây trắng" (2008), "Bốn mùa" (NXB Văn học, 2009)... và "Cánh rừng đã bay về trời" (NXB Hội Nhà văn, 2012).
Nguyễn Đức Tùng - nhà thơ, nhà phê bình hiện sống ở Canada, tác giả các cuốn sách: "Hai mươi sáu nhà thơ Việt Nam đương đại" (in chung, NXB Tân thư, 2002), "Với Du Tử Lê, đời sống trở nên thơ mộng hơn" (NXB Tự lực, 2006), "Thơ đến từ đâu" (NXB Lao động, 2010)... và 1 tập văn (chung với Trần Nhuận Minh: Đối thoại văn chương).
Album mới:
V Music với "Mặt trời lạnh"
Nhóm nhạc bốn chàng trai V.Music sẽ cho ra mắt album "Mặt trời lạnh" vào đầu tháng 3 này. Album gồm 10 bài hát viết về tình yêu, cùng một số sáng tác mới của Nguyễn Hồng Thuận dành riêng cho nhóm.
Góp mặt trong album cùng bốn chàng trai (Hồ Đức Lợi, Sơn Ngọc Minh, Ngọc Khanh và Hồ Anh) còn có ca sĩ Thủy Tiên và Ái Phương.
* Ngoài các sự kiện trên, cuối tuần này còn diễn ra các chương trình giải trí khác: triển lãm tranh dân gian Việt Nam và triển lãm sắp đặt của nghệ sĩ Phan Quang ; đêm nhạc " Nghìn trùng xa cách ", chương trình nghệ thuật dân tộc " Quê hương - Furusato ".
văn học xuất sắc động đất tình yêu nghệ thuật gia miễn phí văn hoá điện ảnh nhật bản âm nhạc việt nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.