kinh doanh cháy nổ tphcm bão cảnh sát nghiêm trọng trách nhiệm kiểm tra diễn biến phức tạp giấy phép kinh doanh pccc chữa cháy
Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND TPHCM đang chất vấn các chủ tịch quận, huyện. Ảnh:PBNgày 9.3, Ủy viên Trung ương Đảng - Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì buổi họp để nghe các sở, ngành và 24 quận, huyện báo cáo về công tác PCCC, trước tình hình đang diễn biến phức tạp về những vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng từ đầu năm đến nay.
Ngay khi bước vào cuộc họp, ông Lê Hoàng Quân đã nói thẳng, chỉ trong 2 tháng (2013) đã xảy ra hàng chục vụ cháy, nổ trong đó có 2 vụ gây hậu quả nghiêm trọng làm 14 người chết là thiệt hại không gì bù đắp nổi (vụ ông Phương "khói lửa" và vụ cháy cửa hàng vàng mã quận 11). Hiện TPHCM có cả một sở cảnh sát PCCC (đầu tiên của cả nước), dưới cấp sở là 17 phòng cảnh sát PCCC quận, huyện và hàng ngàn đội PCCC tại chỗ. Tổng kết công tác PCCC năm 2012, nhưng có kiểm tra ý thức PCCC hay không? Hầu hết nguyên nhân các vụ cháy trong những tháng đầu năm 2013 do chập điện, vậy ngành điện và các quận, huyện có suy nghĩ và đưa ra biện pháp gì ? Đau lòng nhất là vụ nổ ở nhà 384/9 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 (Phương "khói lửa") và vụ cháy cửa hàng vàng mã làm chết 3 người ở quận 11 mới đây, các ngành phải xem lại trách nhiệm liên đới của mình, công tác nắm hộ khẩu ra sao khi lực lượng PCCC tới hiện trường dập lửa, cứu hộ cứu nạn nhưng không biết trong nhà đó có bao nhiêu người? Thậm chí, cảnh sát khu vực cũng không biết bao nhiêu người ở trong nhà đó...!
Với những nhấn mạnh khá gay gắt ngay từ đầu buổi họp, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân tiếp tục nhấn mạnh: Ngành điện, Sở Khoa học-Công nghệ, Sở Công Thương..., phải nghiên cứu vì sao nguyên nhân cháy do chập điện quá nhiều, cụ thể là chiếm đến 26/43 vụ?
Chủ tịch Lê Hoàng Quân hỏi gắt: "Có chủ tịch quận, huyện nào nhớ chỉ thị do UBND TPHCM ban hành vừa qua mang số mấy ?", các vị lãnh đạo của 24 địa phương im re, đến khi được chỉ đích danh trả lời, thì vị Chủ tịch UBND quận 1 và quận Tân Phú luống cuống và cho biết là "không nhớ"!
Khi nhắc đến vụ cháy cửa hàng vàng mã số 322 Hàn Hải Nguyên, phường 10, quận 11 làm chết 3 người, thì vị lãnh đạo UBND quận 11 cho rằng trước đó công an đã kiểm tra, lập biên bản đến 3 lần rồi cho làm cam kết, nhưng chủ hộ vẫn chất đầy hàng trong nhà. Sau đó, UBND phường lập hồ sơ đề nghị rút giấy phép kinh doanh... Khi đang nói đến đây, Chủ tịch Lê Hoàng Quân ngắt lời Chủ tịch UBND quận 11: "Thế lập biên bản đến 3 lần nhưng vẫn cháy, vậy kiểm tra làm gì? Cho thấy quận 11 đã không kiên quyết rút phép, làm nghiêm là cứu người dân. Điều này trong Chỉ thị số 19/2012/CT-UBND ngày 11.7.2012 của UBND TPHCM về tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC đã chỉ đạo rất rõ". Vị Chủ tịch UBND quận 11... im lặng!
Cửa hàng vàng mã (Q.11) chết 3 người. Nơi đây 3 lần kiểm tra phạt, nhưng chưa rút giấy phép thì xảy ra tai họa.
Thiếu tướng Trần Triều Dương - Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TPHCM - cho biết: Vụ cháy tại cửa hàng vàng mã quận 11, do chủ hộ tận dụng nhà làm nơi kinh doanh, chứa nhiều hàng hóa, vật liệu dễ cháy bít hết lối đi. Vụ nổ sập 3 nhà, làm chết 11 người tại nhà ông Phương "khói lửa", do người thuê nhà chứa nhiều vật liệu gây nổ..., vì thế khi xảy ra cháy, nổ đám cháy lan nhanh, dẫn đến không cứu chữa kịp và thoát nạn nên gây hậu quả lớn về người, tài sản.
Nhiều phòng cảnh sát PCCC phụ trách 2 quận, huyện với bán kính tương đối rộng (tiêu chuẩn phụ trách trong bán kính 3-5km). Khi xảy ra cháy ở điểm xa, thời gian di chuyển lâu dẫn đến thời gian cháy tự do kéo dài làm đám cháy lan nhanh. Lực lượng và phương tiện PCCC tại chỗ nhiều nơi chưa đủ mạnh nên hiệu quả chữa cháy ban đầu chưa cao. Như vụ cháy tại cửa hàng vàng mã, quận 11, lực lượng chữa cháy tại chỗ không có xe nước nên đã dùng nhiều bình chữa cháy nhỏ, nhưng không thể tiếp cận được đám cháy. Đồng thời, công tác kiểm tra an toàn PCCC tại cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức, đối phó, lực lượng PCCC tại chỗ xử lý không hiệu quả, báo cháy không kịp thời nên khi đám cháy bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau khi Chủ tịch UBND TP chất vấn các quận, đến Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Minh Trí cũng quyết liệt: "Cần quy trách nhiệm đối với lãnh đạo các đơn vị, cơ quan, chợ đầu mối nếu để xảy ra cháy, nổ. Đối với Sở Công Thương, cần kiểm tra các cơ sở kinh doanh gas trong khu dân cư vì đây là mặt hàng tiềm ẩn cháy nổ. Chúng ta không cấm bán gas, nhưng phải quy hoạch điểm bán gas tại mỗi quận, huyện như quy hoạch karaoke, ai muốn mua gas thì cứ đến điểm đã quy hoạch, không để tình trạng sang chiết, mua bán tràn lan. Không thể chấp nhận một điểm bán gas nhưng chỉ cần 2kg xàphòng, thau nước 20 lít và 2 bình chữa cháy là đủ chuẩn PCCC! Khi gas nổ sẽ như mìn. Khi quy hoạch điểm bán gas cũng phải đưa ra chuẩn trình độ nhân viên sang chiết ra sao, cách xa nhà bên cạnh bao nhiêu".
Ông Trí cũng nhấn mạnh, lãnh đạo các sở, ngành và quận, huyện cần hệ thống lại các văn bản, nghị định, nếu thấy bất cập thì phải kiến nghị cấp trên. Sau khi kiến nghị nhưng không sửa mà xảy ra cháy, nổ do gas thì phải nhận trách nhiệm. Không thể để tình trạng xảy ra cháy, nổ hậu quả nghiêm trọng thì không ai chịu trách nhiệm? Khi đã kiến nghị và ban hành văn bản, lúc đó quy trách nhiệm cụ thể.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng yêu cầu Sở Cảnh sát PCCC TPHCM lên kế hoạch để lãnh đạo thành phố đi kiểm tra những điểm nóng về PCCC, quận, huyện phải đẩy mạnh kiểm tra những điểm có nguy cơ cháy trên địa bàn mình. Yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện sau buổi họp này, nếu ai không đọc văn bản về PCCC, không nắm được văn bản, thì sẽ bị "lập danh sách" để lần sau không đề bạt, không tái bổ nhiệm. Ông Trí nhấn mạnh: "Không thể chấp nhận chủ tịch quận, huyện không nhớ nội dung chỉ đạo của cấp trên về những vấn đề liên quan đến sự an toàn của người dân".
diễn biến phức tạp giấy phép kinh doanh cháy nổ pccc kinh doanh tphcm kiểm tra chữa cháy nghiêm trọng cảnh sát trách nhiệm bão
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.