Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Indonesia mạnh tay mua sắm vũ khí

gia hợp đồng phương tiện quyết định phương tiện giao thông quân đội quân sự máy bay công ty quốc phòng

Năm 2013, Indonesia dự kiến sẽ mua một loạt vũ khí, trang bị mới với tổng số tiền khoảng 1,6 tỷ USD.

Ngày 15/2, hãng Jane Defence Weekly dẫn lời Tham mưu trưởng quân đội Indonesia, tướng Pramono Edhi Wibowo cho biết, việc mua vũ khí và các thiết bị quân sự sẽ được thực hiện như một phần của chương trình thành lập "những lực lượng quân đội cần thiết tối thiểu". (Su-30MK2 của Không quân Indonesia)

Theo đó, Indonesia dự định sẽ tiến hành đàm phán với Đức gói hợp đồng mua xe tăng đã qua sử dụng Leopard 2.

Ngoài ra, Indonesia dự kiến mua thêm 24 máy bay trực thăng, pháo và rocket có tầm bắn đến 100 km. Hiện Indonesia cũng đang đàm phán mua 20 máy bay trực thăng ó đen. (Tăng Leopard 2)

Trực thăng ó đen Indonesia đang đàm phán để được sở hữu.

Hôm 13/2, đại diện công ty Rosoboronexport của Nga cho biết Indonesia vừa đặt mua bổ sung 6 tiêm kích Su-30MK2 từ công ty này. Hợp đồng bao gồm việc mua thêm động cơ dự phòng và phụ tùng sửa chữa cho các đơn vị Su-30MK2 hiện có của Indonesia.

Su-30MK2 là loại máy bay tiêm kích đa năng, có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng các loại vũ khí có độ chính xác cao.

Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập trong mọi loại hình thời tiết; có kết cấu khung càng chắc chắn, bảo đảm độ tin cậy, có chiều dài 21,9m; cao 6,4m; sải cánh 14,7m; tải trọng vũ khí là 8.000kg, có khả năng cất cánh với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 38 tấn... Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn và giành ưu thế trên không.

Cuối năm 2012, Chính phủ Indonesia quyết định nâng ngân sách quốc phòng năm 2013 lên 8 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm ngoái và sẽ nâng lên thành 16,7 tỷ USD vào năm 2015 để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa các lực lượng quân đội, đáp ứng tình hình mới trong bối cảnh an ninh khu vực liên tiếp xuất hiện nhiều diễn biến nóng trong những năm gần đây. (Tăng Leopard 2)

Theo Tân hoa xã ngày 5/1/2012, phương tiện truyền thông dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoedin cho biết chính phủ nước này đã ký hợp đồng với Công ty Đóng tàu và Kỹ thuật Hàng hải Daewoo (DSME) của Hàn Quốc mua 3 chiếc tàu ngầm.

Ông Sjafrie nói rằng theo thỏa thuận, DSME sẽ đóng hai tàu ngầm tại Hàn Quốc với sự tham gia của các chuyên gia Indonesia và chiếc thứ ba sẽ được chế tạo ở Indonesia tại xưởng đóng tài PT PAL, Đông Java.

Hồi tháng 5/2012, Indonesia đã quyết định đặt hàng 4 tàu tàng hình 3 thân Trimaran X3K trang bị tên lửa chống hạm. Theo nhiều nguồn tin, chiếc Trimaran X3K đầu tiên được đóng tại công ty đóng tàu Banyuwangi từ năm 2010 và Hải quân Indonesia nhận chiếc đầu tiên vào giữa năm 2012. 3 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao vào năm 2014.

Thông tin từ giới truyền thông Indonesia cho biết, loại tàu mới của họ có tổng chiều dài 62,5 mét, chiều rộng 15-16 mét, trọng lượng giãn nước 130 tấn. Tàu có 4 động cơ với tổng công suất lên tới 1.800 mã lực. Tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ, tầm hoạt động 2.000 hải lý. Thủy thủ đoàn 31 người, ngoài ra có thể bổ sung thêm một đội đặc nhiệm trên tàu. Ước tính mỗi chiếc Trimaran có giá 114 triệu rupi (tương đương 12,57 triệu USD).

Nằm trong chương trình tăng cường sức mạnh quân sự của mình, ngày 27/8/2012 người phát ngôn ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia, tướng Hartind Asrin cho biết nước này sẽ chi 25 triệu USD mua tên lửa không đối đất có điều khiển AGM-65 Maverick của Mỹ.

Tướng Hartind Asrin cho biết thêm, chính quyền Mỹ đã đồng ý bán tên lửa AGM-65 Maverick cho Indonesia. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho 10 máy bay chiến đấu F-16 hiện có của Không quân Indonesia và cho 24 chiếc F-16 mà Mỹ tài trợ cho Indonesia.

Tướng Asrin nhấn mạnh "Không quân Indonesia phải được trang bị những vũ khí tinh vi nhất, và tên lửa không đối đất có điều khiển là tiêu chuẩn cho một máy bay chiến đấu như F-16". Tên lửa GM-65 Maverick có khả năng tấn công một loạt các mục tiêu chiến thuật, bao gồm cả xe tăng, hệ thống phòng không, tàu, các phương tiện giao thông vận tải mặt đất và các phương tiện lưu trữ nhiên liệu.

Cuối năm 2012, Đại diện công ty Nester Systems và Bộ Quốc phòng Indonesia vừa đạt được thỏa thuận cung cấp 37 tổ hợp pháo tự hành Caesar cỡ 155mm. Theo tuần báo quân sự Janes Defence Weekly, thỏa thuận trên được ký trong khuôn khổ hội chợ hàng quân sự Indo Defense 2012 tổ chức tại Jakarta.

Indonesia là khách hàng thứ 4 mua tổ hợp pháo tự hành Caesar. Trước đó, dòng pháo tự hành này đã được Ả-rập Xê-út, Thái Lan và Đan Mạch đặt mua. Việc pháo tự hành Caesar được Indonesia đặt mua sẽ tiếp tục đặt nền tảng cho vũ khí Pháp ở quốc gia Đông Nam Á này.

Hồi tháng 10/2012, Indonesia đã quyết định mua lại của Đức 50 xe bộ binh bọc thép Marder. (Marder với tháp pháo giống như xe tăng)

Trước việc Indonesia mạnh tay mua sắm vũ khí, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết việc tăng cường sức manh quân sự không nhằm phá vỡ sự ổn định sức mạnh trong khu vực mà chỉ nhằm tăng cường năng lực cho quân đội. (Marder với tháp pháo rút gọn, chỉ lắp một súng máy điều khiển từ xa).

quyết định phương tiện giao thông công ty hợp đồng quốc phòng quân đội máy bay gia phương tiện quân sự

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...