quy định phát triển công ty cổ phần bộ tài chính xây dựng dự thảo gia nông thôn
PNO - Ngày 1/3, tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP.HCM khóa VIII chuyên đề lấy ý kiến đại biểu (ĐB) về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, hơn 90 ý kiến phát biểu tại kỳ họp đã tập trung góp ý nhiều vấn đề như: chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; mô hình quản lý chính quyền đô thị...
Thu hút sự quan tâm của các ĐB nhiều nhất là đề nghị cần quy định cụ thể chính quyền địa phương gồm chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Bởi trên thực tế, tổ chức bộ máy chính quyền ở địa bàn nông thôn và đô thị có nhiều điểm khác biệt. Quy định đồng nhất như hiện nay tạo ra một bộ máy chính quyền địa phương rập khuôn, cứng nhắc.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm chủ trì tại kỳ họp.
ĐB Lê Minh Đức cho rằng với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, cơ chế quản lý, điều hành của chính quyền địa phương luôn bất cập; do vậy trong đợt sửa đổi Hiến pháp lần này, cần thiết phải thiết kế những quy định "đón đầu" mới tạo điều kiện cho các địa phương dễ dàng triển khai thu hút đầu tư để phát triển. ĐB Đức đề nghị bổ sung Điều 115.1 "thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thành phố đặc biệt". Thành phố đặc biệt sẽ được hưởng một số cơ chế đặc biệt theo luật định.
Đánh giá cao tính hợp lý của mô hình thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, ĐB Phạm Văn Bá cho rằng mô hình này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quy hoạch chung, quản lý phát triển đô thị, đảm bảo an ninh quốc phòng, chăm lo đời sống cho người dân trên địa bàn. Từ đó, ĐB Bá đề xuất: "Ban soạn thảo nên bổ sung vào trong chương "Chính quyền địa phương" một nguyên tắc, chế định về chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn do luật định. Từ đây mới có cơ sở để xây dựng Luật đô thị".
ĐB Nguyễn Văn Đua đề xuất nên phân biệt rõ chính quyền nông thôn và đô thị trong lần sửa đổi Hiến pháp này. Nếu quy định như dự thảo, TP.HCM sẽ không có cơ hội thí điểm đề án của mình khi đưa ra mô hình "thành phố trong thành phố" với bốn TP Đông, Tây, Nam, Bắc nằm trong đô thị lớn là TP.HCM. Việc sửa đổi hợp lý sẽ tạo cơ sở cho việc thiết kế mô hình chính quyền đô thị, nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tế, tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn hơn, cán bộ công chức có năng lực cao hơn, giảm tầng nấc, góp phần khắc phục tình trạng cắt khúc trong quản lý.
Nhiều đại biểu cũng đồng quan điểm về việc bổ sung nguyên tắc xây dựng "chính quyền đô thị" vào trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, để Hiến pháp có tính ổn định, đời sống lâu dài.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, chủ trì kỳ họp, cần bổ sung vào chương Chính quyền địa phương một điều khoản nguyên tắc để làm cơ sở ban hành quy định luật sau này về vấn đề trên. Hiến pháp có thể quy định "những tỉnh, TP trực thuộc trung ương có đủ điều kiện được xây dựng chính quyền đô thị theo luật". Theo Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, nội dung quy định về vai trò, tính chất HĐND trong chương Chính quyền địa phương gần như không thay đổi so với Hiến pháp năm 1992. Do đó, rất cần ghi cụ thể thêm trong chương này rằng "chính quyền địa phương cần phù hợp với đô thị, nông thôn" để làm tiền đề cho việc xây dựng chính quyền đô thị sau này. Quy định như vậy sẽ mở đường cho các đô thị đang phát triển, đô thị đầu tàu trong cả nước ngày càng phát triển vượt bậc, đóng góp chung vào sự phát triển của cả nước.
Tại kỳ họp, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 2 tờ trình. Cụ thể, chấp thuận chủ trương của UBND TP kết thúc thu phí hoàn vốn dự án chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và Kinh Dương Vương kể từ ngày 31/3/2013; tiến hành thu phí hoàn vốn đầu tư dự án cầu Rạch Chiếc mới trên xa lộ Hà Nội kể từ ngày 1/4/2013. Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) thực hiện việc thu phí này. Mức giá thu phí không thay đổi so với mức giá hiện nay, được căn cứ vào Thông tư 90/2004/TT-BTC ngày 7/9/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ thực hiện theo Tờ trình 842/TTr-UBND ngày 21/2/2013 của UBND TP.HCM (đã được HĐND TP thông qua tại Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐND ngày 28/4/2011). Đại biểu HĐND TP.HCM biểu quyết thông qua các tờ trình Cụ thể, mức thu phí như sau: xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng: 15.000 đồng/vé lượt, 450.000 đồng/vé tháng, 1.200.000 đồng/vé quý. Xe từ 31 nghế ngồi trở lên, xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn: 22.000 đồng/vé lượt, 660.000 đồng/vé tháng, 1.800.000 đồng/vé quý. Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet: 40.00 đồng/vé lượt, 1.200.000 đồng/vé tháng, 3.200.000 đồng/vé quý... Đối với Tờ trình của Thường trực HĐND TP.HCM về dự thảo kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu HĐND TP đã biểu quyết thống nhất việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Cụ thể, HĐND TP.HCM thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ chủ tịch HĐND, các phó chủ tịch HĐND, ủy viên thường trực HĐND, trưởng ban HĐND; chủ tịch UBND, các phó chủ tịch UBND, các ủy viên của UBND. HĐND xã, thị trấn thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND xã, thị trấn; chủ tịch UBND, các phó chủ tịch UBND, các ủy viên của UBND xã, thị trấn. Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ tại kỳ họp thường lệ đầu tiên hằng năm của HĐND TPHCM, kể từ năm 2013 của nhiệm kỳ VIII (2011-2016) và HĐND xã, thị trấn kể từ năm 2013 của nhiệm kỳ. |
Trần Ái
dự thảo quy định phát triển bộ tài chính công ty cổ phần gia nông thôn xây dựng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.