việt nam phú yên gia tình yêu
Một tiết mục trong Ngày thơ VNThời tiết Nguyên tiêu đẹp, khách thơ đông. Sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ đều khiến khán giả dạt dào bởi những cảm xúc về đất nước và tình yêu.
Phần "lễ" đầy hào hứng với đám rước thơ từ hồ Văn sang Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Áng thơ "Nam Quốc Sơn hà" của Lý Thường Kiệt vang lên hào sảng khiến không gian đông đúc của Ngày thơ như lắng đọng và đầy tự hào về đất nước non sông. Bên cạnh các tác giả Việt Nam, còn có nhà thơ Mỹ nổi tiếng Bruce Weigl - một cựu binh trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam - đọc hai bài thơ về đất nước mà giờ đây đã trở thành một phần cuộc đời ông. Một bài Weigl viết về con gái nuôi người Việt và bài thơ thứ hai là về mẹ cô gái - mà, theo đánh giá của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, "là một trong những bài thơ hay nhất về người mẹ nông dân Việt Nam".
"Từ người cầm súng trở thành người phản chiến, người dịch thơ Việt Nam, giới thiệu văn hóa Việt Nam ở Mỹ, xuất bản những tập thơ về đất nước và con người Việt Nam, sự có mặt của Bruce Weigl là một điểm nhấn đầy ý nghĩa" - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.
Ở sân thơ trẻ, chủ đề về đất nước và biển đảo được thể hiện sôi nổi và đầy xúc động. Bản rock Việt "Bay qua Biển Đông" của nhạc sĩ Lê Việt Khánh do nhóm M4U trình bày mở đầu sân thơ trẻ làm cho nhịp đập của thơ cùng hướng về biển đảo và những người con xa đất liền. Tiếp đó, màn trình diễn của các nhà thơ sinh viên đến từ 4 trường đại học ở Hà Nội đã mang đến một không gian tươi trẻ và đầy hào hứng.
Phần 2 là trình diễn của 9 nhà thơ trẻ: Nguyễn Minh Cường, Miên Di, Thụy Anh, Nguyễn Quang Hưng, Lữ Thị Mai, Du Nguyên, Bình Nguyên Trang, Nguyễn Anh Vũ, Vũ Thiên Kiều, với phần đệm đàn của nghệ sĩ piano Nguyễn Đức Trường và nghệ sĩ violon Đoàn Phương Thảo. Hơi thở thi ca vẫn mới mẻ, nhưng năm nay phần đọc thơ của "cái tôi" đã khiêm tốn hơn và nhường chỗ cho "cái ta" rộng lớn - đó là trách nhiệm của tuổi trẻ với tổ quốc.
Mỗi tác giả đều hướng về tổ quốc với góc nhìn khác nhau, được đóng góp và bố cục theo một mạch cảm xúc của tổng đạo diễn - nhà thơ Hữu Việt, đạo diễn - nhà thơ Phan Huyền Thư, Trưởng ban Nhà văn trẻ - phụ trách sân thơ trẻ 2013 - nhà văn Võ Thị Xuân Hà và các cộng sự. Tổ quốc là tình cảm của người đau đáu xa quê trong thơ Nguyễn Thụy Anh; là những bài học không hề xưa cũ về câu chuyện lông ngỗng trong thơ Miên Di; là hoài niệm cội nguồn trong thơ Nguyễn Quang Hưng; là nỗi mất mát của người mẹ trong thơ Nguyễn Minh Cường... Những bài thơ gọi nhau như một bản trường ca, như sóng, cao trào nối cao trào đã làm người xem sống trong không gian đồng hiện của đất nước trong mọi thời kỳ.
Ca khúc "Đồng hương Trường Sa của tôi" do tác giả Lê Tâm viết trong chuyến đi Trường Sa đã làm cho không khí thêm tình cảm. Ca khúc kể những câu chuyện có thật, những cái tên chiến sĩ có thật ở Trường Sa Lớn như Tuấn, Giáp, Tuyền..., câu chuyện nho nhỏ của một chiến sĩ luôn ngóng về đất liền nơi đứa con anh sinh 10 tháng rồi mà bố chưa được bế, đã làm cho đời sống Trường Sa như gần lại. Tứ ca bel canto thể hiện ca khúc trong màu áo hải quân, truyền cảm cùng tiếng đàn guitar của chính tác giả và tiếng kèn của nhạc sĩ Đỗ Hoàng Linh.
Chương trình khép lại khi các nhà thơ trẻ và ca sĩ cất chung tiếng hát trong ca khúc "Giai điệu tổ quốc". Phần trình diễn năm nay được đánh giá thành công và tình cảm hơn các năm. Có lẽ do chủ đề tổ quốc là cảm xúc lớn, làm lay động tất cả. Những cảm xúc, tường thuật về Ngày thơ xuất hiện và lan truyền ngay trên Facebook lại như một nét nổi bật nữa của người trẻ. Khán giả Nguyễn Hoàng Yến viết trên FB của mình: "Lâu lắm rồi mới lại say vì thơ đến vậy".
Nhà thơ Thụy Anh nói: "Có nhiều cách nói lên lòng yêu tổ quốc, về tổ quốc. Có bài hào sảng, có bài bi tráng, có bài giản dị nhẹ nhõm... Tình yêu đôi lứa lúc nào cũng có thể nói trong đời thường, chứ tình yêu tổ quốc thường trực trong mình, lúc nào cũng có, nhưng không phải lúc nào cũng nói được ra và đây là cơ hội để nói lên tất ca...".
Với chủ đề "Tổ quốc - vầng trăng", Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Bình Định do Hội VHNT và Sở VHTTDL tỉnh phối hợp tổ chức đã diễn ra ở không gian quen thuộc là đồi Thi Nhân, cạnh mộ Hàn Mặc Tử trong khuôn viên Khu du lịch Ghềnh Ráng (TP.Quy Nhơn). Ngày thơ đầy ắp các hoạt động từ sáng đến tối 24.2, thu hút hàng ngàn công chúng yêu thơ: Hội đánh bài chòi cổ dân gian; thi sáng tác câu thai bài chòi; biễu diễn thư pháp; triển lãm ảnh nghệ thuật; thi thơ nhanh; liên hoan các câu lạc bộ thơ. Đặc biệt, gần 20 tiết mục trình diễn trong đêm thơ Nguyên tiêu được các nghệ sĩ thể hiện như một kết nối đầy dụng công giữa thơ ca với tình yêu quê hương, đất nước. Các liên khúc thơ tổ quốc, trăng được dàn dựng khá công phu. Ngày thơ năm nay tại Bình Định, những người yêu thơ còn được trải nghiệm những cảm xúc thiêng liêng về độc lập dân tộc và chủ quyền tổ quốc thông qua cuộc giao lưu với những cá nhân có nhiều duyên nợ với Trường Sa. Một trong số đó là Nguyễn Hồng Nhật - thượng úy, đảo trưởng đảo Đá Đông - vừa trở về đất liền từ Trường Sa. X.N � Tối 24.2, Hội thơ Nguyên tiêu truyền thống tỉnh Phú Yên lần thứ 33 đã diễn ra tại núi Nhạn (TP.Tuy Hòa). Bên cạnh thi phẩm "Nam Quốc Sơn hà" của danh tướng Lý Thường Kiệt và "Nguyên tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có 17 tác phẩm thơ được giới thiệu trong đêm thơ Nguyên tiêu. Ngoài nhiều nhà thơ trong tỉnh Phú Yên và các thi hữu đến từ TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Định..., các nghệ sĩ đến từ Hàn Quốc như Do Jong Hwan, Kim Kang Kon, Gwon Taek Jung... cũng góp mặt trong đêm thơ này. Đêm thơ nhạc có chủ đề "Tuổi trẻ với tổ quốc" sẽ diễn ra tại Hội VHNT Phú Yên (15 Độc Lập, TP.Tuy Hòa) vào tối 25.2 (16 tháng giêng). Lưu Phong |
gia tình yêu việt nam phú yên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.