người cao tuổi chủ tịch nước gia cải cách gia đình nền kinh tế công nhân tăng trưởng chính sách trung quốc bão giới tính kế hoạch kinh tế
"Nếu điều này tiếp tục diễn ra, Trung Quốc sẽ không có người nộp thuế, không có công nhân và không có người chăm sóc người cao tuổi", ông Gu Baochang, một giáo sư về nhân khẩu học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết.
Những đòi hỏi không thể chối từ
Hu Yanquin, một phụ nữ sống tại một ngôi làng ở rìa sa mạc Gobi. Cô kết hôn với một công nhân xây dựng cách đây 7 năm. Cô cảm thấy phiền muộn vì chỉ được sinh một đứa con, mặc dù khu vực nơi cô đang sống - Jiuquan, khu vực phía tây bắc tỉnh Cam Túc - là một trong những nơi hiếm hoi ở Trung Quốc được phép sinh 2 con từ năm 1985.
"Những gia đình có hai con sẽ sống tốt hơn", Hu nói, "phần lớn người dân trong làng tôi chỉ có một đứa con".
Những người ủng hộ cải cách chính sách một con của Trung Quốc như Hu Yanquin và hàng triệu người gặp phải hoàn cảnh như cô là bằng chứng cho thấy việc nới lỏng điều luật này sẽ dẫn đến một sự đột biến số ca sinh tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Chính sách một con, được thực hiện từ năm 1980 cùng với những cải cách đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước này, hiện đang được xem như là một trở ngại cho sự tăng trưởng và những dấu hiệu nguy hiểm cho các vấn đề xã hội.
Lực lượng lao động của Trung Quốc hiện nay khoảng 930 triệu người, sẽ bắt đầu giảm vào năm 2025 với tốc độ khoảng 10 triệu/ năm, các dự báo cho biết. Trong khi đó, dân số già của Trung Quốc sẽ đạt mức 360 triệu vào năm 2030, và năm nay sẽ là khoảng 200 triệu người.
"Nếu điều này tiếp tục diễn ra, sẽ không có người nộp thuế, không có công nhân và không có người chăm sóc người cao tuổi", ông Gu Baochang, một giáo sư về nhân khẩu học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết.
Nhà thống kê học hàng đầu của Trung Quốc, Ma Jiantang, nói rằng nước này nên nhìn vào "một chính sách kế hoạch hóa gia đình phù hợp và khoa học" sau khi các số liệu cho thấy, dân số trong tuổi lao động của đất nước, 15-59 tuổi, đã bắt đầu giảm từ năm nay.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang đổ lỗi cho chính sách này phải chịu trách nhiệm khiến tỷ lệ tiết kiệm cá nhân tăng cao ở Trung Quốc. Một đứa trẻ thường phải chăm sóc 2 hoặc bố mẹ khi họ đã nghỉ hưu. Điều này làm tăng khả năng những người lớn sẽ tiết kiệm tiền cho tuổi già của họ hơn là chi tiêu.
Điều này làm trì hoãn việc "tái cân bằng" nền kinh tế bằng cách tiêu thụ nhiều hơn, một bước đi mà Trung Quốc cần phải thực hiện để giữ vững sự tăng trưởng của mình.
Những kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ giảm bớt những hạn chế, dần cho phép các cặp vợ chồng có hai con đã bắt đầu được xây dựng kể từ khi Chủ tịch nước vừa mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào đã bỏ cụm từ "duy trì một con" và tỷ lệ sinh thấp trong các báo cáo công việc tại một kỳ họp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái.
Đó là lần đầu tiên trong một thập kỷ mà bài phát biểu quan trọng của một nhà lãnh đạo hàng đầu đã bỏ qua các con số và là dấu hiệu cho một chính phủ mới của ông Tập Cận Bình có thể cải cách nhiều hơn.
Chính sách khắc nghiệt
Chính sách một con bao phủ lên khoảng 63% dân số của Trung Quốc và Bắc Kinh cho biết họ đã ngăn chặn khoảng 400 triệu ca sinh đẻ từ năm 1980.
Việc thực thi chính sách đã tỏ ra khá khắc nghiệt. Những cặp vợ chồng coi thường luật pháp kế hoạch hóa gia đình, ở mức tối thiểu sẽ bị phạt tiền. Một số người mất việc, một số trường hợp bà mẹ buộc phải phá bỏ đứa con hoặc được triệt sản. Mùa hè năm ngoái, một phụ nữ mang thai bảy tháng bị buộc phải phá thai, gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng mạng của Trung Quốc và bị cộng đồng quốc tế lên án.
Nhưng các chứng cứ được kết nối lại trong nhiều năm qua cho thấy Trung Quốc không cần thiết phải đưa ra chính sách kiểm soát tăng trưởng dân số.
Năm 2008, Trung tâm Chính sách và Xã hội của trường Đại học Nhân dân Trung Quốc công bố một nghiên cứu về các chương trình chính sách hai con trong bốn khu vực có 8 triệu dân. Họ kết luận rằng chi phí cao của việc có con là đủ để giữ tỷ lệ sinh ở mức thấp, và việc có thể có hai con sẽ khiến cho tỷ lệ chênh lệch giới tính ít hơn so với việc chỉ có một con.
Trong năm 2009, Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc đã có kế hoạch thực hiện các bước đầu tiên cho quyết định mở rộng các chương trình thí điểm nới lỏng chính sách một con trong 4-5 khu vực khác nữa. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị bỏ rơi bởi thiếu sự đồng thuận của các lãnh đạo phụ trách vấn đề này.
Thế hệ lãnh đạo mới ở Bắc Kinh có khả năng sẽ thực hiện một cuộc chạy đua cải cách ở trong nước. "Việc điều chỉnh chính sách chỉ là vấn đề thời gian", một quan chức vừa nghỉ hưu thuộc Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình cho biết.
Chênh lệch giới tính trầm trọng
Giống như hầu hết các quốc gia ở châu Á, Trung Quốc có truyền thống ưu ái hơn đối với con trai. Nhiều gia đình đã hủy bỏ bào thai và từ bỏ bé gái để đảm bảo đứa con duy nhất của họ là con trai. Tỷ lệ này hiện nay ở Trung Quốc là 118 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái, so với mức trung bình của toàn cầu là 103 bé trai trên 107 bé gái. Tửu Tuyền (Cam Túc) khu vực được tự do có hai con, có tỷ lệ là 100 bé trai trên 100 bé gái.
Tỷ lệ giới tính chênh lệch là một tác dụng không mong muốn của chính sách một con. |
Tian Xueyuan, một trong những người soạn thảo ra chính sách một con, nói rằng ông đã từng cảnh báo chính phủ về những lỗ hổng của chính sách gần một thập kỷ trước đây. Sự hữu dụng của chính sách một con đã chấm dứt. "Đó là một chính sách đặc biệt được áp dụng trong một thời hạn cụ thể để kiểm soát sự ra đời của một thế hệ", ông nói với phóng viên của Reuters.
Tại Tửu Tuyền, mặc dù các chính sách một con không bị áp dụng, phụ nữ vẫn bị kiểm soát nghiêm ngặt bởi các quy tắc lập kế hoạch hóa gia đình. Họ được đặt vòng ngay sau khi đứa con đầu tiên chào đời và bị triệt sản ngay sau khi họ có đứa thứ hai. Bất cứ ai không tuân thủ hạn mức hai con sẽ bị phạt đến 30.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu VNĐ).
Tuy nhiên, ít có sự không tuân thủ nào ở vùng này. Những người phụ nữ ở đây thường phàn nàn về học phí đắt đỏ và các chi phí khác của việc nuôi dạy con cái. "Nuôi một đứa trẻ rất tốn kém", Xing Juan, 26 tuổi và có một con, nói, "Gánh nặng thực sự rất nặng".
Phan Sương
kinh tế công nhân người cao tuổi kế hoạch chính sách trung quốc bão gia gia đình chủ tịch nước tăng trưởng cải cách giới tính nền kinh tế
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.