Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Buồn lòng cảnh "chặt chém" khách nơi cửa Phật

gia du khách lừa đảo gia đình dịch vụ

(Soha.vn) - Đầu năm đi lễ chùa là để cầu phúc, cầu may mắn, cầu sức khỏe, cầu duyên,... và trên hết, chốn cửa Phật còn là nơi để người ta gửi gắm niềm tin và tìm phút giây an lạc cho tâm hồn. Nhưng với một số người, chùa chiền lại là nơi để... "chặt chém" du khách!

"Cò" trông xe "chém" khách

Nằm ở địa phận thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), chùa Giáng (tên chữ là Tường Vân tự), từ lâu đã được nhiều người biết đến và hằng năm thu hút được rất nhiều khách thập phương từ các nơi tìm về. Ngôi chùa đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia này được xem là "chùa trung tâm" của cả vùng.

Trong những năm qua, khi lượng du khách đến thăm viếng chùa tăng lên thì hàng loạt các dịch vụ khác cũng được mọc lên để đáp ứng nhu cầu của khách thập phương. Trong đó không ít các dịch vụ chuyên "chặt chém" các... "thượng đế"!

Dịch vụ trông giữ xe bát nháo đầu năm trước cổng chùa.

Đã thành lệ, từ mùng 2 Tết trở đi, chị Nguyễn Diệu Linh (P.Trường Thi, TP Thanh Hóa) lại cùng cả gia đình đi lễ chùa. Chị Linh cho biết đầu năm đi lễ chùa không chỉ để cầu phúc, cầu may mắn, cầu sức khỏe hay cầu duyên,... mà quan trọng hơn là chốn cửa Phật là nơi gửi gắm niềm tin và tìm phút giây an lạc cho tâm hồn sau một năm tất bật với công việc.

Tuy nhiên, theo chị Linh, giờ đây khi đến một số chùa chiền, cảm giác bình an và thanh thản dường như đã không còn nữa, mà thay thế vào đó là sự bực bội khi bị quấy rầy bởi các "cò mồi" của hàng loạt các dịch vụ "chào đón" từ cổng chùa vào đến tận trong chùa. Trong số đó, không ít các dịch vụ "chặt chém" du khách lễ chùa một cách trắng trợn.

Nhiều "cò" trông giữ xe đã ngang nhiên ép khách, chèo kéo và cả dọa dẫm du khách đi lễ chùa.

"Mùng 2 Tết Quý Tỵ, gia đình tôi gồm 4 người từ TP Thanh Hóa lên Vĩnh Lộc đi lễ chùa Giáng. Từ ngoài đầu đường QL 45 vào cổng chùa không đầy 500m mà có đến hàng chục bãi trông giữ xe các loại, khi khách đi vào thì hàng chục thanh niên ào ra, túm lấy tay lái xe máy để kéo vào. Hỏi thì ai cũng bảo "đây mới thật là bãi trông xe của Ban quản lý". Nhiều người còn giằng co, tranh giành khách và chửi mắng nhau ngay trước mặt khách, rất mất lịch sự", chị Linh kể.

Cũng theo chị Linh, sau một hồi giằng co, chị cũng tìm được nơi để gửi xe là bãi giữ xe ở ngay trước cổng chùa. Những tưởng gần chùa thì là bãi giữ xe "chuẩn", của BQL hẳn hoi, nhưng khi lễ xong, quay ra lấy xe chị cùng nhiều du khách khác mới "choáng" khi người đàn ông khoảng 45 tuổi ở đây "hét" giá vé 20 nghìn đồng/1 vé xe máy.

"Gửi xe 1 tiếng, giá "hữu nghị" là 20k/chiếc/lượt. Nếu gửi lâu hơn thì giá cao hơn", một "cò" trông xe cho biết.

"Thời gian tôi gửi xe có nhiều đâu, chỉ khoảng trên dưới 1 tiếng đồng hồ. Khi tôi thắc mắc, người trông xe còn bảo: gửi 1 tiếng nên mới lấy giá vé 'hữu nghị' như thế, chứ gửi 1 ngày thì giá vé khác.

Tôi bực quá nên nói: 'Cửa Phật là nơi linh thiêng thanh tịnh, nên tu phúc đức, không nên chặt chém khách' thì người đàn ông nổi khùng lên, quát: 'Đúng giá 20k, không lấy thì đợi đến chiều tối mà lấy xe. Bao nhiêu khách, không phải mình nhà chị thôi đâu'. Không muốn lằng nhằng đầu năm mới nên thôi cũng đưa tiền để lấy xe cho nhanh, nhưng mà nghĩ lại vẫn thấy bực mình", chị Linh bức xúc nói.

Đuổi khách trước điện thờ Phật!

Không chỉ bị các "cò" trông xe "chặt chém nhiệt tình" từ ngoài cổng, nhiều du khách còn bức xúc cho biết khi vào trong chùa Giáng còn bị "đuổi như đuổi tà" bởi hàng loạt các "bà đồng, bà cốt" hành nghề "bốc quẻ tử vi" và xem tướng số đầu năm.

Những "đồng cô, bóng cậu" này có mặt khắp nơi, nhưng thường tập trung nhiều nhất trước các điện thờ Phật. Mỗi khi có khách vào lễ hay khấn vái, các "đồng cô, bóng cậu" (đã chầu chực sẵn từ trước), tay nâng chiếc chậu nhựa đựng đầy các lá quẻ tử vi (được in rập khuôn), đưa ra trước mặt khách chào mời. Nếu khách mua thì phải bỏ tiền với giá từ 20 - 30 nghìn đồng / quẻ, còn nếu từ chối thì... "ăn no" những lời chửi mắng.

Đội ngũ "đồng cô, bóng cậu" tranh thủ đầu năm kéo về chùa kiếm ăn.

Trong vai khách đi lễ chùa, PV đã tiếp cận với đám "đồng cô, bóng cậu" chuyên "đuổi khách" này.

Bước vào điện thờ, vừa chắp tay để hành lễ thì một trong số "đồng cô, bóng cậu" đã lên tiếng đon đả chào mời chúng tôi: "Thí chủ mua một quẻ tử vi để biết vận mệnh mình trong năm nay". Khi chúng tôi từ chối, lập tức người vừa chào mời quay ra đổi giọng: "Sởi lởi trời cho, bo bo thì... gặp vận hạn".

Đã có không ít người vì tin vào "lá số tử vi" từ những chiêu lừa đảo này mà đã bị khuynh gia bại sản, tan cửa nát nhà, để lại những hậu quả đau lòng.

Chúng tôi còn chưa hết bất ngờ thì một người khác trong đám "đồng cô, bóng cậu" trên đã "chêm" tiếp: "Cúng vái gì thì nhanh nhanh lên để còn lấy chỗ để chúng tôi làm việc" (!)

Qua tìm hiểu được biết, tình trạng hành nghề mê tín dị đoan dưới dạng "bốc quẻ tử vi" đầu năm hiện nay rất phổ biến trong các chùa chiền. Hầu hết các "quẻ tử vi" này đều được in lậu và bày bán tràn lan trên thị trường.

Khi chúng tôi từ chối, lập tức người này vừa chào mời quay ra đổi giọng chửi mắng và đuổi.

Các đầu nậu in ấn sẽ chuyển trực tiếp cho khách hàng là những "đồng cô, bóng cậu" hành nghề này khi có đơn đặt hàng. Nội dung của các "lá số tử vi" hầu hết đều "na ná" như nhau, không đúng với sự thật.

Nhiều người vì nhẹ dạ cả tin mà đã trở thành "con mồi béo bở" cho loại hình dịch vụ mê tín dị đoan kiểu bốc lá số tử vi.

Tuy nhiên, rất nhiều du khách đi lễ chùa (đặc biệt là vào dịp đầu năm) vì nhẹ dạ cả tin mà vẫn tin vào việc "bốc quẻ tử vi" và trở thành "con mồi béo bở" cho đám "đồng cô, bóng cậu" hành nghề mê tín dị đoan, chuyên lừa đảo du khách này.

Đã có không ít người vì tin vào "lá số tử vi" từ những chiêu lừa đảo này mà đã bị khuynh gia bại sản, tan cửa nát nhà, để lại những hậu quả đau lòng.

Chị Lê Thị Thảo (Đông Sơn, Thanh Hóa), một du khách đi lễ chùa kể: Cách đây hai năm, ở quê chị cũng đã xảy ra một vụ việc đau lòng vì tin vào "lá số tử vi". Một đôi nam nữ trong xã yêu nhau đã lâu, dự định sau Tết âm lịch sẽ kết hôn, hai bên gia đình cũng đã định ngày cho hôn lễ.

Mùng 3 Tết, đôi nam nữ này đi lễ chùa và bốc "lá số tử vi". Khi đọc thấy nội dung trong "lá số tử vi" của vị hôn thê viết cô sau này sát chồng thì vị hôn phu đã không nói không rằng, lặng lẽ về nhà và tuyên bố hủy hôn trước sự sững sờ, khó hiểu của cả hai bên gia đình và hàng xóm.

Sau khi biết nguyên nhân hủy hôn chỉ vì người chồng tương lai đã quá tin vào những gì trong "lá số tử vi" viết, cô gái đã phẫn uất, cộng với căn bệnh động kinh tái phát nên cô đã bị phát điên. Giờ cô gái đã không còn ý thức được những thứ xung quanh.

gia đình dịch vụ du khách lừa đảo gia

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...