chính trị gia hậu trường ngân hàng bão trung quốc chủ tịch nước thủ tướng
(Kienthuc.net.vn) - Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ làm gì khi nghỉ hưu? Viết hồi ký hay tiếp tục làm việc ở hậu trường?
Hai cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. |
Chủ tịch nước Trung Quốc mới về hưu Hồ Cẩm Đào có thể sẽ không bao giờ viết một cuốn sách "ăn khách" kể lại "thâm cung bí sử" trong thời gian công tác ở Bắc Kinh. Và Thủ tướng vừa mãn nhiệm Ôn Gia Bảo chắc cũng không "chạy đôn chạy đáo khắp nơi" để diễn thuyết kiếm tiền sau khi rời nhiệm sở.
Các chính khách hàng đầu của các nước khác thường tham gia các công việc từ thiện, đối ngoại khi họ nghỉ hưu. Nhưng ở Trung Quốc, có một luật bất thành văn qui định rằng các nhà lãnh đạo về hưu cần tránh gây chú ý của công luận, sau khi rời nhiệm sở.
Khái niệm lãnh đạo về hưu là tương đối mới ở Trung Quốc, nơi cán bộ vẫn thề "làm việc cho cách mạng đến hơi thở và giọt máu cuối cùng".
Năm 2002, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã cố gắng trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo với việc đưa ra giới hạn tuổi nghỉ hưu: 68 tuổi đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu và 65 tuổi đối với các cán bộ cấp cao.
Quy định này được tuân thủ với theo nhiều cách khác nhau. Bản thân ông Giang Trạch Dân cũng đã trì hoãn việc nghỉ hưu của mình. Ông ở lại làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm 2 năm, đến tận năm 2004, sau khi trao các chức vụ Tổng Bí thư ĐCS TQ và Chủ tịch nước cho người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Trong tuần này, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Ngân hàng Nhân dân) Chu Tiểu Xuyên cũng đã được phép tại bị mặc dù đã qua tuổi 65. Ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc muốn ông Chu tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế thành công của mình, vì vậy họ "uốn cong" các quy tắc để cho phép ông ở lại cương vị thống đốc.
Vẫn can thiệp ở hậu trường...
Trên mạng Weibo, một Twitter viết: "Ông Chu không phải là vị cứu tinh mà cũng không phải là thần thánh. Nhân tài đời nào cũng có và qui luật thiên nhiên là 'tre già, măng mọc', cái mới thay thế cái cũ".
Nhiều công dân Trung Quốc cũng đã yêu cầu các cựu lãnh đạo không nên can thiệp vào công việc hiện tại. Ông Wu Zuolai, một blogger nổi tiếng và là học giả tại Viện hàn lâm Nghệ thuật Trung Quốc, viết: "Điều mà chúng tôi không hề mong muốn là các nhà lãnh đạo đã về hưu sử dụng quyền lực chính trị để phục vụ nhu cầu cá nhân ở đằng sau hậu trường, can thiệp vào công cuộc cải cách và tiến bộ xã hội". Các công dân Trung Quốc nói trên rõ ràng ám chỉ sự "tham quyền cố vị" của cựu Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Giang từng tuyên bố chỉ làm giảng viên đại học sau khi về hưu. Thế nhưng, trong suốt một thập kỷ qua, ông đã nổi tiếng với vai trò tích cực "can thiệp ở hậu trường".
Năm ngoái là một trong những năm đặc biệt bận rộn của ông Giang Trạch Dân, 86 tuổi, khi ông tìm cách đảm bảo cho các cuộc nhân vật được ông đỡ đầu có một chỗ đứng vững chắc trước quá trình chuyển đổi thế hệ lãnh đạo vào cuối tháng 11/2012.
Năm ngoái là một trong những năm đặc biệt bận rộn của ông Giang Trạch Dân. |
Văn phòng làm việc của ông Giang ở bên trong Trung Nam Hải, nơi các chính trị ưu tú của Trung Quốc sống và làm việc, mới bị đóng cửa hồi năm ngoái, sau khi ông Tập Cận Bình đảm nhận chức vụ Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc.
Một số người cho rằng sở dĩ các nhà lãnh về hưu ở Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc can dự vào chính trường vì không muốn bị truy cứu lỗi lầm trong quá khứ.
Tuy nhiên, việc truy cứu lỗi lầm của lãnh đạo trong quá khứ là điều hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc đại lục. Giáo sư Steve Tsang, làm việc tại Trường Nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc Đại học Nottingham cho rằng ban lãnh đạo Trung Quốc hết sức tránh "chọc vào tổ ong vò vẽ" một cách vô bổ, bằng cách công kích một nhà lãnh đạo đã về hưu.
...nhưng không nên viết hồi ký
Một số lãnh đạo về hưu có thể muốn được yên thân nghỉ ngơi tuổi già, nhưng họ lại bị những người được họ đỡ đầu biến thành bình phong để thao túng các vấn đề chính trị.
Ngay cả khi ông Hồ Cẩm Đào muốn tận hưởng một cuộc sống ẩn dật yên bình, các quan chức đương nhiệm từng phò tá ông trong hàng ngũ của Đoàn Thanh niên sẽ đẩy ông lên tuyến đầu, trong cuộc chuyển giao quyền lực tiếp theo vào năm 2017.
Giáo sư Tsang nhận xét: "Những người này có quyền lợi trong việc ông Hồ Cẩm Đào không bị gạt ra rìa và sẽ không về hưu hoàn toàn. Họ muốn có một sự đảm bảo rằng phái Đoàn Thanh niên vẫn sẽ là một khối thống nhất, đầy quyền lực".
Đằng sau hậu trường, các nhà lãnh đạo nghỉ hưu đang rất bận rộn, nhưng có một quy tắc rất rõ ràng: họ không được can thiệp vào quá trình viết lịch sử của đất nước.
Một số chính trị gia có thể bị cám dỗ bởi việc viết hồi ký về thời gian công tác của họ, nhưng ĐCS Trung Quốc không khuyến khích họ làm việc này.
Giáo sư Tsang cho rằng để được xuất bản, các cuốn hồi ký này sẽ phải trải qua một quá trình kiểm duyệt kỹ càng chúng sẽ bị cắt gọt rất nhiều. Ngay cả hồi ký của các cựu lãnh đạo cao cấp nhất cũng không tránh khỏi lưỡi kéo kiểm duyệt.
Có tin nói, cựu Thủ tướng Lý Bằng (1987-1998) đã viết một cuốn hồi ký nhưng đã bị cấm xuất bản. |
Có tin nói, cựu Thủ tướng Lý Bằng (1987-1998) đã viết một cuốn hồi ký về sự kiện Thiên An Môn 1989, nhưng cuốn sách này đã bị cấm xuất bản.
Một cựu Thủ tướng khác là Triệu Tử Dương đã buộc phải xuất bản cuốn hồi ký của mình ở Hong Kong.
Giáo sư Tsang giải thích: "Lịch sử là một vấn đề quá quan trọng, không dành cho các vị cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng được quyền phán xét. Lịch sử là một cái gì đó mà ĐCS TQ phải duy trì quyền kiểm soát, trong khi kiểm soát lịch sử là một cách độc quyền chân lý".
Khi các cựu lãnh đạo cảm thấy bị tù túng trong cái lồng nghỉ hưu bằng vàng, họ sẽ "cựa quậy" khi thấy phái của mình sẽ bị teo lại. Năm trong số 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS TQ sẽ phải về hưu vào năm 2017.
Có lẽ, vào thời điểm đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương "thần thánh" Chu Tiểu Xuyên cũng sẽ phải về vườn cùng với họ.
:
:
gia chủ tịch nước bão ngân hàng chính trị thủ tướng trung quốc hậu trường
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.